Trang

Thứ Bảy, 25 tháng 9, 2010

Ngày thứ 26 tại India

Ngày 24-9-2010
Cuối tuần mạng chết đứ đừ, suốt từ chiều đã không vào được mạng. Thế là không thể gọi skype về nhà, cũng chả check được email. Mình đang chờ mấy cái reply từ Madam Madhu và thầy Kumar Yoga. Chả làm gì được nếu ko connect được internet!
Hơn tuần nay Mr. Kumar không đến, vì nhà thầy bị ngập nước rất khó đi lại. Báo India Times và Delhi Times vẫn đưa tin về mức nước lớn nhất trong 34 năm trở lại đây của song Yamuna, rất nhiều khu dân cư bị ảnh hưởng bởi nước lũ, giống như năm 1996 ở Sông Hồng vậy – dân ngoài đê ngập đến tận nóc nhà, muốn vào tầng 2 thì phải bơi xuồng vào. Tuy Kumar không đến nhưng sáng nào mình cũng tập, thế là làm teacher thay thầy Kumar luôn. Các bạn thì chỉ lác đác dăm bảy người tập thường xuyên, còn lại thì buổi đực buổi cái, nói chung mọi người thích ngủ nướng hơn là tập Yoga! Sáng nay thì chỉ còn mỗi Sakaria và Big Khan. 3 anh em tập gần 1 tiếng nhưng đến màn cười lớn thì khó tạo không khí nên không cười được to như mọi lần.
Yoga tạo cho người ta cảm giác tất cả mọi cơ trên người được vận động, được luyện tập. Sau khi tập một cách tập trung, cảm giác rất relax. Còn bài Menditation nữa, rất thú vị, và giúp tăng khả năng kiểm soát stress, positive thinking… rất nhiều.
Tuần trước thầy Singh thong báo Living Allowance được tăng từ 10K lên 25K rs/tháng nhưng cũng chỉ được lĩnh thêm 2.500 rs tiền ăn cuối tuần, trong khi phải ký vào cái giấy là 5.000 rs. Đúng là trò làm tiền lộ liễu, nhưng chả làm gì được. Trong khi đó suất ăn hàng ngày vẫn chả thay đổi gì, lúc nào cũng chỉ có thịt gà, dưa chuột chẻ, cà chua, hành tây sống. Cứ nhìn thấy bọn babe chicken ngoài chợ slum lại sợ món thịt gà trong nhà ăn luôn! EDI còn có thịt dê, thịt cừu mà ăn, còn ở đây chả bao h biết mấy món thịt đó ntn. Hic hic… but I don’t know how the life would be without ITEC!
Hôm nay đi dự một buổi Career Counselling của trường IGNOU ngay gần Niesbud. Buổi tư vấn này có 2 Madam nói cực hay, điều đặc biệt là cả 2 người đều khá mảnh dẻ chứ không to béo ục ịch như phần lớn phụ nữ ở đây. Từ cổng vào đã có hoa cúc vàng chăng thành dây, lối vào sảnh được trải cánh hoa cúc dọc lối đi. Các nhân viên phục vụ rất đông và ăn vận đồng phục rất đẹp. Chỉ thấy ngạc nhiên là có cô nhân viên mặc bộ đồng phục jupe và áo vest màu sẫm nhưng đánh 2 quả mắt màu xanh lè, trông như trẻ con chơi trò tô màu vậy. Phần cuối bài presentation của 2 madam có khuyến mại một câu chuyện nhỏ về con Ếch bị điếc nên đã bỏ qua tất cả các lời dèm pha của mọi người xung quanh để nhảy về đích trên ngọn núi cao. Nói chung là họ làm khá chuyên nghiệp, kỹ năng nói rất hay, trình bày slide rất hấp dẫn. Hơn 12 h thì được mời dùng teabreak gồm rất nhiều loại rau củ tẩm bột rán. Những món này dường như rất phổ biến ở đây vì hôm trước đến KIET cũng được đãi món rau củ quả tẩm bột chiên giòn – khoai tây, cà chua, súp lơ, rau bina, và cả ớt loại quả dài và to nữa! Trà sữa là món truyền thống nữa, lúc nào cũng trà sữa, từ sáng đến chiều tối.
Lúc về gặp thầy H.P. Singh, thầy khen Smart dress – Thanks sir, I’m trying my best to be smarter! Lúc đó thì cậu bảo vệ lái xe của thầy ra, thầy bảo em có muốn về trường cùng tôi ko? OK, why not? Thêm cả Big Khan và Little Khan lên xe và đi về trường trong khi mọi người đang lục tục leo lên Bus. Xe của Pro. mà bẩn như cái chuồng lợn, dưới chân thấy một tập báo cũ, trên ghế có cả 1 cái khăn mặt cáu bẩn, trong xe thì bụi bặm hôi hám. Thầy bảo nhà thầy cách trường 20km nhưng mất 40 – 60 phút lái xe. Thầy theo đạo Sikh nên luôn quấn cái khăn trên đầu, râu ria thì rậm rạp, nét rất đẹp nhưng cái khăn và bộ râu rậm làm người ta khó nhận ra nét mặt nếu nhìn từ xa. Qua buổi học của thầy mới biết đạo Sikh có mấy điều rất thú vị. Đó là người theo đạo Sikh có 5 điều phải tuân theo: 1. Không cắt tóc, râu từ lúc bé đến lúc chết; 2. Luôn dùng lược nhỏ. 3. Mang theo dao găm nhỏ. 4. Đeo vòng kim loại ở tay; 5. Under garment. Rất thú vị. Cũng như một số tôn giáo ở Ấn, người Sikh không thích con cái lấy vợ, chồng là người khác tôn giáo. Và người Hindu thì không được phép li dị.
Hôm qua được lướt qua về Cross cultural issues với 2 vị từ trung tâm nghiên cứu khác đến thăm lớp trong vòng 1,5 tiếng. Một buổi gặp gỡ thú vị và đáng nhớ.
Buổi trưa chỉ kịp ăn xong lại leo lên xe vào New Delhi, CBSE – Central Board of Secondary Education - Shiksha sada. Một cơ quan rất quan trọng về giáo dục và dạy nghề ở Delhi. Qua bài Presentation của mấy vị ở đây được biết thêm vài điều thú vị về Ấn Độ: Có hơn 300 triệu người thất nghiệp và 93% số người làm việc cho trong unorganized sector.
Lúc đến nơi là gần 3h, lúc về là 4h, trong 1 tiếng đoàn được tiếp 3 món nước (nước trắng, Coke, trà sữa) và mỗi người 1 đĩa biscuit! Vừa ra khỏi phòng meeting thì cả lũ cuống cuồng đi tìm toilet, đến khổ! Toilet vừa bẩn vừa không có giấy vệ sinh. Chả hiểu cái dân Ấn Độ họ thế nào nữa. Đúng là mấy nước dọa không gửi VĐV đến tham dự Common Wealth Games vì điều kiện ăn ở quá tệ là chả có gì ngạc nhiên. Đã thế 1 ông trong BTC CWG lại còn lên báo nói là they (westerner) have different standard of hygene! Ảnh chụp khu CWG Village thì thật không thể nào chịu nổi, rác rưởi ở mọi nơi, kể cả trên giường ngủ! Toilet thì bẩn không thể tả nổi – đến dân sống ở Vùng núi của VN còn sạch hơn là ở giữa trung tâm thủ đô như thế này.
Buổi chiều 22/9 được đi thăm học viện KIET ở bang Uttar Prades – một khu ở cách Delhi chừng 60-70km, cực kỳ rộng rãi và khá hiện đại. Vào thăm khu vườn ươm doanh nghiệp của viện mới thấy họ tạo điều kiện cho các tài năng ntn. Khu nội trú của sinh viên rất rộng, khu cho Nam sinh cách biệt với khu nữ sinh. Mỗi phòng chỉ có 2 người và có cả dịch vụ giặt là, canteen, VPP ở dưới tầng 1 luôn. Mình hỏi cô bạn được thầy Kumar nhờ dẫn mình đi thăm về học phí thì được biết là 40.000rs/năm – tính ra không đắt vì đó là bao gồm cả học phí lẫn ăn ở tại KTX. Quanh học viện này có khá nhiều các trường khác nhưng quy mô có vẻ nhỏ hơn. Có một điều dễ nhận thấy ở các doanh nghiệp được hỗ trợ ươm mầm ở đây là học có khả năng trình bày và communicate rất chuyên nghiệp và tự tin – một điều hiếm hoi ở VN. (và có 1 đặc điểm chung là các chàng trai và các cô gái đều rất đẹp – chết mất, mê vẻ đẹp Ấn Độ quá rồi!)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét