Trang

Thứ Sáu, 10 tháng 12, 2010

Rắc rối với VNA tại Bangkok và về nhà an toàn


Cuối cùng thì sau 1 ngày chờ đợi, thủ tục check in và custom đã xong. Đẩy xe hành lý vào gate 7 ngồi chờ đến giờ mở cửa lên máy bay. Oa, lại gặp lại Madam Rina – chị đã không bắt chuyến bay khác đi Bangkok như mình nghĩ. Thật trùng hợp!
2 chị em đứng nói chuyện búa xua một hồi rồi mới lên máy bay. Chị đưa namecard cho mình và bảo khi nào mày đến Gujarat thì nhớ báo cho tao nhé, tao sẽ giúp mày bất cứ khi nào cần. Thank ma’am!
Vậy là xui xẻo với Jet Airway có khi lại là cơ hội tốt đối với mình. Có thêm 1 người bạn là VIP cơ đấy!
Chỗ ngồi trên máy bay khá chật, điều hòa thì bật lạnh cóng. Mình đã mặc thêm 1 áo dài tay và cuốn 1 cái chăn mà vẫn lạnh. Lúc cô tiếp viên đi qua, yêu cầu cho tăng nhiệt độ lên.
Bữa ăn đêm trên máy bay từ Delhi về Bangkok còn chuyện buồn cười nữa. Là khi mình yêu cầu cho 1 cốc sữa thì cô tiếp viên lấy cho mình 1 lon bia Tiger bật sẵn nắp! Ha ha… hài hước không chịu nổi!
Thức ăn thì vẫn đầy mùi Jasmine, không thể nào ăn hết cái lon cơm bé tẹo. cũng có thể do lúc đó là giữa đêm nên chả có nhu cầu ăn uống.
Về đến Bangkok lúc 6.30AM. Chuyến bay về Nội Bài là lúc 12h. Còn rất nhiều thời gian.
Từ cửa vào đến cửa ra của sân bay Sunavabath có lẽ dài hơn 1km. Đi muốn mỏi chân luôn! Lần này ko vào TP nữa mà ở lại để khám phá khu cửa hang miễn thuế của Bangkok.
Đầu tiên là ghé vào 1 tiệm mì thái, gọi 1 tô mì thịt hết 8 USD! Đã thế cô nhân viên phục vụ còn tính nhầm tiền, thối lại cho mình hụt thêm gần 2 USD nữa, đếm lại mới biết. Sau đó yêu cầu cô trả đủ lại cho mình. Hi vọng là cô chỉ nhầm chứ không cố ý.
Sau đó lên tầng 3, tầng 4 để kiếm hiệu The face shop để mua nước hoa cho chị Phương nhưng không thấy. Khu mua sắm rộng mênh mông, đi vào không biết bao nhiêu hiệu quần áo, mỹ phẩm, hoa, quả sấy khô. Chỗ nào cũng sạch sẽ, tinh tươm và lịch sự. Nhân viên bán hang ở đây rất hiếu khách và dễ chịu. Giá như các cô bán hàng ở Nội Bài học được 10% cái sự hiếu khách ở đây thì chắc hình ảnh của VN cũng cải thiện đáng kể!
Gần 10h thì quay lại tầng 2 để làm thủ tục check in. Chìa cái vé điện tử và cái bill của các bạn Jet Airway ra cho cô nhân viên của VNA. Cô xem một hồi rồi bảo là cái bill này của madam không đúng. Madam cần phải trả thêm phí quá cân từ đây về Hà nội. Crazy tiếp đây! Mình bảo là Jet Airway đã thu đủ tiền từ Delhi về HN rồi, tao ko trả thêm đồng nào nữa đâu. Nàng lại gọi điện đi đâu một hồi cho Manager, rồi lại quay lại bảo mình là cái bill này điền thông tin không đầy đủ, destination chỉ ghi là Vietnam, chứ không ghi rõ HN hay HCM nên chúng tao sẽ không charge lại Jet Airway được. Mình bảo là mày có thể copy cái bill này và cái vé của tao thì mày sẽ đòi được chứ sao không?! Nàng lại bấm máy đi lần nữa, lần này thì nàng bảo tao không liên hệ được với Jet Airway tại Thái Lan, hay là mày có quay lại Delhi trong thời gian tới ko? (Ý nàng là mày quay lại Delhi để đòi lại tiền, còn bây h  mày cứ trả thêm cho cái đoạn từ Bangkok về Nội bài đi). Mình nhất định không, tao chưa có kế hoạch quay lại Delhi, mà Jet Airway cũng không có đại diện ở VN, làm sao tao có thể yêu cầu nó refund lại được! OK, nàng bắt mình chờ để xin ý kiến của manager. 
Counter của VNA tại sân bay Bangkok
 Chờ khoảng 1 tiếng thì thấy nàng vẫy lại, bảo là tao xin ý kiến của manager tao rồi, nhưng mày vẫn phải trả tiền để về HN, mình nhất định ko trả và bảo là tao không muốn trả 2 lần tiền. Nàng đôi co 1 hồi với mình, mặt đỏ cả lên, nhưng mình cũng căng thẳng không kém. Nàng bảo, mày trả tiền đi rồi lấy boarding card, mình không trả. Nàng xé luôn cái boarding card đã in sẵn. Mình bực tức. Bảo mày nối máy cho tao gặp manager đi. Nàng bấm máy để mình nói chuyện với Manager của nàng. Mình nói các lý do… manager nàng lúc đầu cũng yêu cầu trả tiền, thấy có vẻ ko ăn thua, mình bảo nhưng tao ko có đủ tiền, nàng kia bảo mày có thể trả bằng credit card, mình bảo tao ko có credit card. Cuối cùng nàng ấy hạ giá từ 1800 bath xuống còn: mày còn bao nhiêu tiền thì trả bấy nhiêu. Nhìn đồng hồ đã 11.30, mình bắt đầu hơi cà cuống. Lỡ tiếp chuyến này ở Thái Lan thì dở hơi. Thế là vét sạch từng đồng xu bath đưa cho con bé VNA. Con bé này làm động tác in boarding card cho mình nhưng rồi cuối cùng lại trả lại tiền sau khi nghe điện thoại gọi đến. Nàng bảo manager tao bảo lần này không charge tiền của mày, nhưng chỉ lần này thôi. OK, thanks girl! Nàng đưa BC cho mình và hướng dẫn lên tầng 4, cửa F và còn giục mình đi nhanh vì sắp hết giờ lên máy bay. Vội vàng kéo vali đi lên tầng 4 và chạy thẳng ra cửa F. Lúc đó có cả một đoàn người đông kín đang chờ. Cửa lên máy bay vẫn chưa mở. Một lát thì cô nhân viên áo tím đến bảo là hôm nay khách đông quá nên madam để vali cho chúng tôi chuyển vào khoang hành lý, miễn phí! OK, nhưng tao không có khóa! Cô bảo chúng tôi sẽ có dây kẹp cho quý khách. OK, mày mang đi đi. Thế là chỉ còn xách mỗi cái túi toàn sách vở và tấm thảm yoga lên máy bay.
Bữa trưa do VNA phục vụ từ Bangkok về NB khá ngon, hoặc lâu ngày không được ăn đồ Non-Veg nên mình thấy lạ. Ăn hết cả suất cơm, thịt bò và cá thu. Thêm 1 ly nước hoa quả nữa là đủ no.
Xuống đến Nội Bài lúc 1.45PM, giờ đó không có chuyến bay nào nên thủ tục hải quan và hành lý rất nhanh, chưa lần nào lấy đồ nhanh như vậy.
Chưa đến 2PM đã có mặt ở sảnh chờ taxi.
Về đến nhà lúc hơn 3PM. Home sweet home! Finally, after so many up and down, I’ve arrived my sweet home! What’s a stormy trip!

Lỡ máy bay tại Delhi


Chia tay với Bhagya, mình sửa soạn túi đồ cuối cùng để sẵn sang ra sân bay. 9AM, trên đường ra sân bay, mình nổi hứng muốn ăn India food lần nữa. Funny Hana!
Nhà hàng khá đông vì hôm nay là ngày cuối tuần, lại sắp đến ngày lễ Diwali nên các gia đình đi mua sắm rất nhiều, sau đó ghé vào nhà hàng dùng bữa tối trước khi về nhà. Đợi một lúc mới được phục vụ mặc dù đã gọi set đơn giản nhất. OK, vẫn còn nhiều thời gian mà.

Rời khỏi nhà hàng Bikanervala là hơn 10PM, xe chạy thẳng ra sân bay. Có lẽ đến sân bay lúc 11PM, chào tạm biệt mọi người rồi đẩy hành lý vào quầy của Jet Airway. Lúc này khách cũng không quá đông, chỉ phải chờ 2 người là đến lượt mình. Nhưng do hành lý quá cân nên anh chàng làm thủ tục check in phải gọi điện đi đâu đó một lúc mới có người tính phí quá cân và trả boarding card. Hành lý của mình over 16kg, chàng bảo tao tính có 14kg thôi, và mình phải trả gần 6000 rupee cho cái 14kg đó, rất may là trả bằng Visa card qua cái máy cà thẻ wireless nên khá tiện lợi!
Vào bên trong làm thủ tục hải quan thì thực sự oải khi bàn hải quan nào cũng có mấy hang dài khách đứng đợi. Mình kiên nhẫn đứng chờ nhưng khá sốt ruột khi giờ bay là 1AM. Lúc gần 12.30 mình chìa boarding card và nói với chị Hải quan đứng phân loại khách là chuyến bay của tao sắp cất cánh, cho tao làm thủ tục trước. Madam này ngó cái boarding card của mình và bảo mày vẫn còn đủ thời gian. Ôi chúa ơi! Lại kiên nhẫn đợi, nhích từng chút một vì thủ tục hải quan ở đây cực kỳ kỹ càng, soi, chụp ảnh, sờ nắn… Hết thủ tục hải quan thì đến thủ tục check hành lý xách tay, cũng lại tốn time không kém. Lúc xong thì mình vội vàng tìm xe đẩy chất cái valy và túi xách lên để vào gate 7. Đi từ cửa check hành lý đến gate 7 lên máy bay cũng là 1 chặng đường dài (sân bay rộng mênh mông chứ đâu có bé tí hin như TSN hay NB?!), nhìn đồng hồ trên điện thoại thấy chỉ còn ít phút nên vừa đi vừa chạy. Đến gate 7 thì gần như bị hụt hơi vì mệt. Thấy ghế chờ trống không, cửa lên có 2 chàng nhân viên đẹp trai của Jet Airway đứng đợi. Mình chìa boarding card bảo cho tao lên máy bay. Chàng đẹp trai (hic, đúng là chàng đẹp trai thật!) nhả cho mình 1 câu nhẹ như tơ: You’ve missed the flight, ma’am! You’re too late! What?! Cái khỉ gì thế này? Mình chìa đthoại bảo là còn 10 phút nữa cơ mà, giờ mới có 1 h kém 5! Chàng lại cười tươi như hoa bảo là máy bay đóng cửa 25 phút trước khi khởi hành! Crazy thật! Mình bảo nhưng mà tao phải về, tao còn connecting fly nữa cơ, mày để tao bị lỡ chuyến này thì chuyến sau của tao sẽ ntn! Chàng vẫn lạnh lùng không cho mình lên. OMG, so funny!
Lúc đó thì có 1 chị đeo thẻ VIP cũng chạy đến, nhưng cũng bị 2 chàng đẹp trai không cho lên! Thế là không chỉ có 1 mình  mình bị lỡ! OK, Ma’am, we face the same situation, huh? Chị sau đó còn đôi co một hồi với 2 anh chàng kia, nhưng cũng chả giải quyết được gì. Máy bay đóng cửa rồi! 2 chàng cầm đt gọi đi đâu đó, mình hỏi là thế hành lý của tao thì thế nào? 2 chàng bảo là chúng tao sẽ lấy xuống cho mày. Really? Mày lấy hành lý lại được mà mày không cho chúng tao lên được à? Đáp lại cũng chỉ có No, sorry Ma’am! 
Sảnh chờ tại Delhi Airport
ĐT hết sạch tiền nên phải gọi điện nhờ về nhà để báo là đã bị lỡ máy bay để mọi người khỏi phải đợi.
2 chị em ngồi chờ ở ghế, nhân thể làm quen luôn – đúng là cùng hoàn cảnh nên dễ kết bạn. Chị bảo tao phải đi dự hội nghị ở Tokyo, tao không thể bị lỡ được. Hóa ra chị là Big Lady – nghị sĩ thuộc bang Gujarat, có chân trong 555 ghế ở Quốc hội Ấn. Chị đeo thẻ VIP mà bọn hải quan cũng không cho chị check in trước. Chị kể, tao cũng bảo bọn hải quan là cho tao làm thủ tục trước nhưng bọn nó cứ bắt tao đợi. Thế nên tao mới bị chậm giờ như thế!
Ngồi chờ một lúc lâu thì có 1 anh nhân viên của nhà gar a nói là chịu trách nhiệm hướng dẫn 2 chị em làm thủ tục cho chuyến bay tới. Lúc đó gặp Susiku đi vào, kể cho Susiku nghe về việc tao sẽ phải đón chuyến bay khác mới về Home country được. Susiku ngạc nhiên không kém. Thế là Susiku sẽ bay chuyến 3h để về Zambia, còn mình, lẽ ra bay trước Susiku thì sẽ là người cuối cùng rời India – đúng như lời mình nói lúc chia tay các bạn!
Sau đó là khoảng thời gian chờ đợi khủng khiếp, vừa mệt vừa khát nước nhưng không dám đi vào phía trong mua, vì sợ mình mà bỏ đi, lúc chàng NV kia quay lại thì ko biết tìm mình ở đâu. Trong khi chàng bắt chị Rina đi cùng, còn mình thì đứng một mình ở phía trong cửa làm thủ tục hải quan. Mãi 3AM thì 2 người quay lại, chàng lại dắt 2 chị em đến 1 sảnh khác, lại bắt ngồi chờ tiếp. OK, thì chờ. Một lúc lâu sau chàng quay lại, nói chẳng ra đầu ra đũa. Rina nói gay gắt với chàng 1 hồi bằng tiếng Hindi. Mình hỏi thế khi nào bọn tao sẽ bay về Thái lan đây? Chàng trả lời là mày phải mua vé với giá 38.800 Rs thì kịp chuyến gần nhất! Mình bảo mày có điên không? Tao không có tiền, và tao không có phải mua double ticket như thế. Tao có boarding card, tại bọn mày ko cho tao lên máy bay chứ có phải lỗi của tao đâu! Cả Rina cũng mắng cậu ta là stupid guy! Mà đúng là chàng lung túng và long ngóng trong cái việc xử lý này thật, cứ cầm hộ chiếu của người ta đi miết đâu rõ lâu rồi lúc xuất hiện thì chả có tí thông tin nào hiệu quả.
Mãi đến tầm 5AM thì 2 chị em mới được đóng dấu trả lại cho ra ngoài khu vực hải quan. Mệt và khát khô cổ họng. Ra quầy của Jet Airway thì thấy một đống hành lý vứt lăn lóc, thằng chả bảo 2 chị em tự tìm hành lý của mình trong đó, mình bới mấy cái valy khác ra mới thấy đồ của mình. OK, thằng chả lại bảo 2 chị em đứng đợi. Đi đâu một lúc mới quay lại, mình hỏi thế còn vé máy bay chuyến tiếp theo của bọn tao ntn? Cu cậu cũng ấm ớ một hồi, lại bốc đt ra gọi đâu đó mới trả lời là mày tự làm việc với Jet Airway ở phía đằng kia. Chị Rina đi cùng thằng chả sang hướng khác, mình đã nghĩ rằng chị là VIP, có lẽ họ sẽ sắp xếp cho chị 1 chuyến bay gần nhất để kịp bắt máy bay từ Bangkok đi Tokyo. Tạm biệt Rina. Tạm biệt Hana. Hope to see you again! (Lần này wish lại come true mới lạ chứ!)
Đến counter của Jet Airway, lúc đó có 3 người trực, mình chìa cái boarding card dở hơi ra bảo là tao bị lỡ chuyến bay, mày xem xử lý tiếp giúp tao. Lại 1 anh chàng ra tiếp, nhưng rồi chàng lại forward lại cho 1 em khá phúc hậu phía trong. Lại chờ ẻm xử lý nốt các việc đang dở mất tầm 15 phút thì ẻm mới quay ra phía mình hỏi mấy câu, sau đó nàng bảo là Madam sẽ bay vào chuyến 1AM đêm nay. Vậy là lỡ đúng 1 ngày 1 đêm! Ẻm thu cái boarding card cũ và in cho mình 1 cái vé mới. OK, thế còn cái tiền trả cho exceed luggage của tao thì thế nào? ẻm bảo vẫn có giá trị cho chuyến bay đêm nay, madam cứ giữ lấy. Xem lại giờ thì đã gần 6AM. Vậy là mất tới 5 tiếng đồng hồ mới biết “số phận” của cuộc hồi hương ntn.
Ra quầy đổi tiền  đổi 1 ít rupee để mua đồ ăn thì chỉ có giá 42rs/USD! Đúng là kiểu chặt chém ở sân bay!
Bánh trái và nước uống tại các quầy hàng trong sân bay cũng đắt hơn khoảng 2 lần so với ở ngoài.
1 ngày mệt rã rời, ngồi trên ghế chờ cùng với 1 loạt các bạn Tây ngủ gật mà mắt cứ muốn kéo sụp xuống. Nhưng nếu mình ngủ quên thì có khi cả cái xe đồ của mình cũng sẽ bốc hơi lúc nào không biết.

Thứ Năm, 9 tháng 12, 2010

Ngày mua sắm cùng cô bạn dễ thương Bhagya tại Lajpat Nagar và Nehru Place


Tối, đêm 22/10 và sáng sớm 23/10 phần lớn các bạn đã rời Niesbud ra sân bay về home country. Mình vẫn còn cả ngày 23 để enjoy the last moments in India. Mời cô bạn từ trường IIMC là Bhagya và Jayjini đến dự buổi lễ phát bằng nhưng 2 nàng không đến được vì hôm đó có exam. Thế là lùi buổi hẹn sang thứ 7, 23Oct. Nàng hẹn ở Westshop, Lajpat Nagar lúc 11AM. Các cửa hàng ở Delhi chỉ mở cửa từ tầm 10AM nên hẹn 11AM là ok nhất. Chưa đén 11h mình đã có mặt ở westshop, nàng nhắn tin là chưa đến kịp vì đang trên Metro. Tiện thể vào shop ngó nghiêng, thử một loạt quần áo, giày dép nhưng cuối cùng thì chả ưng cái nào. Vì kiểu mình thích thì size to như bao tải, còn cái mặc vừa thì kiểu lại không ưng. Mặc dù vậy, các nhân viên bán hang vẫn cực kỳ nhiệt tình và vui vẻ, không hề có thái độ khinh khỉnh trịch thượng hay khó chịu như thường thấy ở các shop tại Hà Nội. Một lúc thì Bhagya đến, Jayjini không đến được vì có việc bận.
2 chị em đi dạo khắp khu chợ Lajpat Nagar – một khu chợ sầm uất của Delhi. Khi thì ngó vào thử váy, khi thì thử giày, khi thử vòng vèo.
Một dãy phố trong chợ Lajpat Nagar
 Kết quả sau rất nhiều lần nghiến răng để ko xì Visa card hay những đồng rupee cuối cùng ra thì 2 chị em vẫn mua thêm mỗi người 1 đôi xăng đan – đẹp không cưỡng lại được, và giá cũng ngất ngưởng không kém.
2 chị em mua 2 đôi xăng đan đẹp mê li và giá cũng không hề rẻ
Mình mua thêm thảm yoga, áo Tshirt, một lố vòng vèo, bong tai. 
Đợi anh chàng này làm xong cái vòng màu đỏ đen cho mình với special price
 Sau đó ăn trưa ở MacDonald. Lúc ăn xong mới có hơn 2PM. Định bắt rickshaw đến khu chợ sách nổi tiếng nhưng khi check lại thì chợ đó đóng cửa vào thứ 7. (Các chợ ở Delhi vẫn có ngày nghỉ hang tuần chứ không mở 7/7 như chợ ở VN). Thế là quyết định đến Nerhu Place.
Vẫy 1 xe rickshaw đi từ Lajpat Nagar đến Nehru Place hết có 39 Rs. Quá rẻ so với đi taxi hay xe ôm ở VN! Và chỉ có ở Delhi thì xe rickshaw mới chạy theo đồng hồ, còn lại thì toàn bargain hết.
Lần này là lần thứ 3 đến Nehru Place. Khu chợ này chủ yếu bán đồ IT assessories. Phía giữa lối đi là các sạp quần áo – chủ yếu là đồ cho nam giới, do nam giới bán và cũng hầu như chỉ có nam giới mua! Bhagya mua mấy thứ cho em trai, bàn phím, tai nghe, bao máy ảnh. Giá cả của những thứ này cũng same same như giá ở khu Lý Nam Đế hay Lê Thanh Nghị ở HN, nhưng Bhagya bảo rằng rẻ hơn rất nhiều so với ở Sri Lanka. (Hic, buôn đồ IT sang Sri Lanka thôi!)
Len lách qua các cửa hàng IT một lúc, 2 chị em đi xuống đường và sà luôn vào hiệu sách cũ. Ở hiệu thứ nhất, người bán là 1 ông già trông rất uyên bác. Có mấy cậu thanh niên cũng đang mua sách. Chọn chọn chọn, cuối cùng 2 chị em lấy khoảng hơn chục cuốn. Nhân lúc trả tiền, ông bán hàng hỏi chúng mày từ đâu đến. Khi biết mình là dân VN, ông hỏi tại sao mà VN có thể đánh thắng Mỹ? Mình trả lời: By chopstick! Ha  ha… cả mấy người cùng cười. Cậu thanh niên đứng cạnh ông già nói tao sắp wedding, sau đó sẽ đi honey moon ở SriLanka. Mình bảo là sao mày không đến VN đi? Bọn tao cũng có nhiều bãi biển đẹp lắm, không thua kém các bãi biển ở SL đâu! Cậu cười và bảo We’ll come some days! Ok, welcome.
Sang đến tiệm sách cũ thứ 2 thì Bhagya chọn thêm mấy cuốn nữa, mình mua 1 loạt sách cho Ỉn và Ộp. OK, có 20 rs/cuốn! Quá rẻ! Nhưng mấy túi xách của 2 chị em đã quá nặng và phải ôm chứ ko xách được nữa.
Đi qua mấy sạp quần áo, Bhagya mua mấy món đồ cho em trai, mình mua thêm mấy cái đĩa nhạc Bolliwood. Lại nặng thêm chút nữa!
Mỏi dừ chân sau gần 1 ngày lang thang không biêt bao nhiêu shop, 2 chị em quyết định vào quán café Costa để thư giãn. Khu chợ này có 2 quán café. Delhi khác HN, không dễ tìm quán café để ngồi nếu không đến các shopping mall hay các khu chợ! 
Trong cafe Costa
 Ngồi trò chuyện một lúc nào là vụ bắt rắn hổ mang ở trường IIMC, ở khu Common wealth games village, rồi các vụ bạo lực, học hành, thi cử,… Hẹn nhau là tao nhất định sẽ sang Sri Lanka để du lịch. Bhagya nói tao nhất định sẽ đến thăm VN thanh bình của mày. Ha ha… How nice she is!
Say goodbye với nàng lúc 4PM, nàng lên xe bus để ra bến Metro còn mình lại bắt rickshaw trở về.
Kỷ niệm đẹp của một ngày mua sắm dễ chịu tại Delhi với cô bạn mới quen thật dễ thương. I love Sri Lanka, babe!

Ngày cuối cùng tại Niesbud - Phát bằng, chia tay và sự "chạy trốn" của Đại diện ĐSQ VN


Ngày 22-10-2010
Hôm qua được thầy Singh thong báo buổi lễ phát bằng sẽ tổ chức từ 12-14PM. Suốt buổi sáng chỉ có mỗi việc ăn sáng và chuẩn bị quần áo cho buổi lễ. Ăn sáng xong phải an ủi Khin một lúc, cô gái Myamar bé bỏng và yếu đuối, cả không có kinh nghiệm trong khá nhiều chuyện nữa. Cô khóc rất nhiều và luôn nói tao sẽ rất nhớ Mashayo. OK, girl, you’ll be ok ‘coz you’re a new girl now. Hi vọng là cô sẽ ổn, chứ quả thật mình thấy cô không ổn chút nào. Khin và Sake sẽ phải ra sân bay trước khi buổi lễ bắt đầu. Thật là ngu ngốc khi đặt vé máy bay vào đúng ngày bế giảng khóa học. 2 người không được dự buổi lễ tốt nghiệp!
10h xuống dưới sân để enable nhóm hát Farewell song gồm Joseph, Susiku, Mina và Micheal. Mình không biết hát, chỉ cổ vũ và motivate mọi người để kịp thuộc giai điệu trước 12h.
11h Khin và Sake đã sẵn sang hành lý lên xe để ra sân bay. Cả hội đứng vây quanh xe oto, lần lượt ôm hôn 2 bạn. Người nào cũng đẫm nước mắt! Mặc dù mình đã cố gắng enjoy the last moment nhưng vẫn không ngăn được nước mắt. Sake tưởng chừng cứng rắn thế mà vẫn sướt mướt như thường. Madam Lusiwe vừa ôm đầu Sake vừa khóc và nói một tràng dài, cả tiếng Anh lẫn tiếng thổ dân Châu Phi. Vậy là 2 người đã rời khỏi Niesbud!
Gần 12h trở về phòng để thay đồ. Bộ áo dài mình đã chuẩn bị từ sáng, là lượt thẳng thớm cùng với Sake ở phòng giặt ủi. Hic, lại nhớ bạn Sake – good man rồi!
Thay đồ và bảo Kripa – lúc đó đang mải mê make up cùng Taty và Fatima young – là mày make up cho tao với nhé, nhẹ nhàng thôi. OK, girl! Kripa quệt cho mình mấy đường kẻ chì vào mắt. Done! Lúc mình với tay lấy kính, Kripa bảo mà đừng đeo kính nữa, mày đeo kính vào thì ai trông thấy mắt mày được tao make up! Ha ha.. you’re rite, babe. Nhưng quả thật là ngứa con mắt bên phải, khó chịu con mắt bên trái với cái đồ trang điểm này. Fatima cứ loay hoay mãi với cái khăn, không biết nên vắt ngang hay chéo. Kripa mặc saree giống như phụ nữ Ấn. Mà thật ra một số nước xung quanh Ấn Độ có khá nhiều điểm chung về trang phục truyền thống (như Sri Lanka, Nepal, tất nhiên là cả Pakistan) và cả các lễ hội. Trông cô thật quyến rũ với cái áo saree rất mỏng mảnh, hở vùng eo gọn gang. Hic, Mình đã thử saree rồi nhưng không chịu nổi cái nóng và cái vướng víu khó chịu của nó. Vẫn thắc mắc là họ sẽ đi vệ sinh như nào với cái đống vải quấn quanh người như thế!
Với  Mashayo - Tanzania
Xuống sân tranh thủ chụp ảnh với Khin và Mashayo thì thấy 1 bác đến hỏi có phải em người Việt Nam không? Lại hỏi bằng tiếng Việt nữa chứ! Ngạc nhiên nhỉ?! Hóa ra bác ấy tên Minh, làm ở ĐSQ Việt Nam tại Delhi được mời đến dự buổi lễ tốt nghiệp này. Bác có ghi lại tên tuổi và số điện thoại của mình rồi vội vàng đi lên phòng meeting. 
12h – cả nhóm kéo nhau lên hội trường tầng 2. Một lúc sau mới có đầy đủ mọi người – có vẻ như một số người mất khá nhiều thời gian cho trang phục. Minaeli hôm nay diện một bộ saree màu xanh, Francis diện 1 bộ áo dài thêu thùa cầu kỳ và vắt khăn qua vai như trang phục của chú rể Ấn. Mọi người vỗ tay khen ngợi sự mới mẻ của 2 bạn!
Sau màn giới thiệu, chào hỏi là phần phát biểu của thầy Gupta – đại diện trường, thầy Singh – Giám đốc chương trình, một vị đại diện của ITEC, rồi đến các bài phát biểu cảm ơn của đại diện các nước. Đến phần phát biểu của đại diện Campuchia thì Mr. Minh nhà mình đứng dậy đi về không một lời từ biệt. Không biết có phải bác sợ phải phát biểu hay bác không biết tiếng Anh nên ngại?! Nhưng dù sao hành động đó không có chút ngoại giao nào! Thầy Singh sau đó cũng thắc mắc với mình, rồi các bạn trêu là VN Rep. has run away! Hơi bị xấu hổ với bác này!
Hết phát biểu của các đại diện là màn feedback của học viên do Kripa và Duncan đại diện. 2 người đọc từ giấy ra và cũng y như copy từ bài phát biểu của thầy Singh và thầy Gupta. Lẽ ra Mashayo sẽ nói nhưng vì Akhil sợ Mashayo sẽ đề cập đến cả các negatives của trường nên thay bằng Kripa và Duncan (nói thật là mình chả ưa cái mặt đần thộn của him tí nào, lúc nào cũng làu bà làu bàu, nói thì như nuốt vào trong họng!). Sau đó là bài farewell song. Lúc các bạn hát ở trên thì ở dưới Bashir khóc rưng rức – thật đúng là người đàn ông dễ xúc động! Mãi sau rồi Bashir mới bình tĩnh lại cho đến khi phát bằng, quà lưu niệm (là 1 cái áo pull) và profile book. Thế là finish 2 tháng tại Niesbud! 
Nhận bằng từ đại diện ITEC
Chụp cùng thầy HP Singh, Fatima CR và Nayomi Srilanka
 Sau bữa trưa tại sảnh – hôm nay có tới 2 món protein là thịt gà  (món truyền thống) và cá rán. Đĩa salad cũng được bày biện cầu kỳ hơn. Tranh thủ vừa ăn vừa nói chuyện với Madam Fatima và thầy HP Singh. Madam Fatima tặng thầy mấy bức ảnh do Madam chụp trong giờ học của thầy. I’ll miss you all, Fatima, and you, of course, my international trade teacher! Nhờ thầy mà mình hiểu them nhiều về đạo Sikh cũng như lối sống của họ. Bài giảng của thầy cũng thật hấp dẫn và nhiều thông tin. 

Ăn trưa xong, cả lớp còn chụp ảnh rất rất nhiều trước khi ai về phòng nấy để chuẩn bị chia tay tiếp. Sẽ có 8 chuyến xe ra sân bay, tùy giờ bay  của mọi người mà được xếp nhóm cùng 1 chuyến xe. Mình và Susiku sẽ thuộc nhóm cuối cùng vì chuyến bay của mình là 1AM, 24Oct, của Susiku là 3AM, 24Oct. Mình bảo các bạn là tao sẽ là người cuối cùng rời khỏi India. Không biết  nói trước “thiêng” thế nào mà cuối cùng đúng thế thật. Mình lỡ chuyến bay đầu tiên và phải chờ 1 ngày ở Mahatma Airport!

Bạn là Châu nào?

(Tại Lạc Trà quán - cùng NS Lâm Trúc Quỳnh và mấy bạn trong nhóm Ông đồ @)
Nhớ hôm ngồi ở Lạc Trà quán với Trâm, Thủy, Đức Anh, gặp 1 cao nhân là nghệ sĩ nhiếp ảnh Lâm Trúc Quỳnh. Cao nhân này nói chuyện rất hay, khi thấy trong quán có tới 4 cô em xinh tươi thì bắt đầu cao hứng. Cao nhân bảo: Phụ nữ ở các độ tuổi khác nhau được ví với các châu lục như thế này:
- Phụ nữ tuổi từ 15-18: Châu Phi: Hoang dã, chưa được khám phá nhiều.
- Phụ nữ tuổi từ 19-21: Châu Mĩ: Cuồng nhiệt.
- Phụ nữ tuổi từ 22-30: Châu Á: Rất dịu dàng, bí ẩn, lôi cuốn, nhiều người muốn khám phá.
- Phụ nữ tuổi 31-40: Châu Âu (sau 2 lần đại chiến) - giàu có, mạnh mẽ (nhưng đã bị bắn phá tơi bời).
- Phụ nữ tuổi trên 40: Châu Đại Dương - lạnh lẽo, khô khan, ít người đủ can đảm phiêu lưu!
Ngẫm đi ngẫm lại thấy có phần đúng. Cả hội phá lên cười.
Còn bạn, bạn đang là Châu nào thế???

Thứ Tư, 8 tháng 12, 2010

Những ngày cuối cùng tại Niesbud - Ngày vui vẻ


Hôm nay nộp profile, action plan và report cho thầy Singh. Mọi người sẽ được phát 1 đĩa CD có đầy đủ các profile của cả lớp và 1 quyển bản cứng nữa. Thầy yêu cầu mọi người chụp group photo để cho vào quyển profile chung đó. OK, thì chụp ảnh.
Mọi người mặc khá nghiêm túc vì ai cũng muốn có hình ảnh đẹp với cả lớp và với các thầy cô tại Niesbud. 
(Group photo - chụp cùng thầy Singh, cô Rita và thầy Gupta)
(Cùng Murli - người sai vặt - chuyên cung cấp sim, thẻ điện thoại, đổi tiền giúp mọi người) 
 Little Khan và Mashayo chụp ảnh đang bắt tay nhau như nguyên thủ quốc gia – Mình gọi là cái bắt tay giữa 2 tổng thống tương lai của Afganistan và Tanzania!  
Xong xuôi, mấy người ngồi lại trên ghế ngoài sân nói chuyện một lúc. Có Bashir, Susiku, Khin, Lusiwe. This moment will not come again. Mình sẽ nhớ các bạn một khi chia tay! Bashir nói thế là sắp say goodbye rồi Hana ơi. Tao về nước sẽ call cho mày nhé? Ok, why not, my friend? Lusiwe bảo mày đọc số mobile của mày ở VN đi, tao lưu vào máy của tao. Oh, Madam, mình sẽ rất nhớ các bạn nhất là mấy người bạn thân thiết hay chuyện trò và bày trò cùng mình. Lusiwe – người luôn luôn nice và biết điều, rất ra dáng chị cả của lớp. Pome – người hay thì thầm to nhỏ với mình về balloon, chopstick, size… Bashir – anh bạn Afgan lúc đầu từng giận mình vì mình dám nói đùa về terrorist. Ruhulla (Little Khan) – cậu em giỏi IT nhất lớp. Sake – người luôn tranh thủ thực hành tiếng Hindi mọi lúc mọi nơi và cũng là người chăm chỉ tập Yoga với mình. Nayomi – cô gái Sri Lanka có nụ cười tỏa nắng. Susiku – anh bạn cảnh sát Zambia có dáng đi cực kỳ vững chãi, kiểu điều khiển cả nhóm hát bài Unite cực kỳ hấp dẫn. Anh Chingosho người Zimbabwe có kiểu phát âm tiếng Anh  ấn tượng đến nỗi mình phải luôn hỏi lại là mày nói gì thế?! Joseph – Sudan – bạn thân của mình với cách diễn đạt dài dòng và phức tạp. Mashayo – Francis – các cậu bạn luôn luôn có các trò crazy cùng mình…
Sau bữa trưa thì mọi người tản mát khắp nơi, người đi siêu thị Shipramall để tiêu những đồng rupee cuối cùng, người cặm cụi ở computer lab, người thì đóng đồ. Mình đã tranh thủ đóng xong 1 vali tối qua, trong lúc Kripa đi night club về muộn. Buổi chiều nắng đẹp, lôi 2 cái ghế đẩu ra ban công ngồi đọc sách. Vừa đọc vừa ngắm quang cảnh xung quanh – thật bình yên và dễ chịu. Từ tầng 4 của campus, chỉ nhìn thấy mấy dãy nhà bên cạnh, tòa nhà IBM ở cách đó vài dãy là sáng sủa nhất. Không nhìn thấy slum nào từ ban công phía trước. Dưới vườn, thỉnh thoảng có chú cò trắng nhởn nhơ tìm kiếm thức ăn. Đàn sóc nhỏ vẫn đuổi nhau từ cây nọ sang cây kia. Bồ câu làm tổ đầy trên các cục điều hòa – mình chúa ghét sản phẩm của các bạn ấy ở hiên  – thỉnh thoảng lại phải mất tiền lẻ để nhờ mấy cậu servant lau dọn hộ! Cũng may là chưa lần nào các bạn ấy ị vào quần áo phơi ngoài đó. 
 (Thư giãn ngoài balcon trong buổi chiều mơ màng cuối cùng tại Niesbud)
Ngồi đọc sách một lúc thì Francis từ tầng 3 lên, bảo đến phòng Mashayo đi. OK, thì tụ tập.
Mình ngồi ở ghế xoay cạnh cửa, ghế kia của Francis, Mashayo ngồi trên giường. Nói chuyện trên trời dưới bể, cười như chưa bao giờ sảng khoái hơn khi nói chuyện về thời sinh viên với các trò lố. Mashayo còn kể về kỷ niệm đáng nhớ với Khin – cô gái Myamar  33 tuổi vẫn virgin và chưa từng biết cách biểu lộ passion! Anyway, she’s good now – cậu kết luận. Còn mình thì kết luận rằng you’re a good teacher, and she’s a good student! Ha ha.. chỉ mới có tầm 10 ngày mà mọi chuyện có vẻ tiến triển theo hướng rất tích cực với tốc độ rất rất nhanh.

Thứ Ba, 7 tháng 12, 2010

Sarojini Market - 20/10/2010


Chiều ngày 20/10 cả lớp đi vào Sarojini market. Murli đi cùng và chỉ cho mọi người 1 tiếng đi chợ! Đúng là crazy – Sarojini mà đi 1 tiếng thì đi làm gì?! Hẹn với Phúc từ IAMR, mình đến một lúc thì thấy Phúc gọi, lúc đó đang thử giày ở hiệu Kin’s. Mặc dù đã có đủ nhưng không thể cưỡng lại 2 em giày xinh đẹp ở tiệm đó, có lẽ một phần cũng là do cách bán hàng quá chuyên nghiệp và dễ chịu của các anh chàng đẹp trai ở đó nữa! Hic, cháy túi vì hám sắc! :D
Sau đó 2 đứa lượn khắp khu chợ, mua thêm rất nhiều thứ, từ kính, vải, quần áo, vòng vèo, bông tai… Càng đi vào sâu càng thấy phấn khích với vô số các cửa hàng bán đồ rejected export! Giá thì quá rẻ so với VN! OMG, mình có thể ở đây cả ngày mất! Vuthy gọi điện bảo là mày đến chỗ xe bus đi, chuẩn bị come back to niesbud, Oh, no, tao sẽ đi cùng bạn và sẽ về sau! 
Phúc là người khá dễ chịu, rất chăm chỉ, cần mẫn xách hết túi to túi nhỏ cho mình để mình rảnh tay lựa chọn và thử đồ. Thỉnh thoảng mình hỏi ý kiến xem bargain bao nhiêu là vừa – dù sao cu cậu cũng đã ở Delhi hơn nửa năm rồi còn gì! 
Cuối cùng 2 đứa mệt lừ với bao nhiêu túi xách, tiêu gần hết tiền mới chịu vào 1 tiệm bánh để mua mấy thứ đồ ăn. Công nghệ làm bánh trái của Ấn độ rất phát triển, họ cũng có thói quen ăn bánh  ngọt hàng ngày chứ không chỉ ăn vào dip sinh nhật như ở HN (chả thế mà toàn người phát phì!). Một số tiệm bánh ngọt còn có dịch vụ in hình lên bánh – tức là cái mặt bánh sẽ trông như ảnh chụp… nhưng ăn được! Cái này nghe giới thiệu là phải đặt trước 2 ngày! 
Ăn xong thì bắt rickshaw để ra bến Metro cạnh chợ INA. Phúc mua vé về Noida bằng thẻ trả trước. Chờ 1 lúc thì metro đến. Đi từ INA về bến trung tâm ở Connaught Place rồi lại xuống, vòng lên tầng 2 để đi blue line về Noida. Lúc đó là gần 8.30PM, nhìn nhà ga chỉ toàn thấy nam giới, chỉ có lác đác vài phụ nữ. Phúc bảo để anh đưa em về tận nơi rồi anh quay lại sau. OK, thanks guy! Kể ra nếu ở HN thì mình chả ngại đi một mình nhưng ở Dehli, sau khi bị “nhiễm độc” bởi Times of India và Delhi Times về các vụ rape hang ngày thì mình sợ luôn! Blue line giờ đó cũng không quá đông, nhưng chỉ có mình và 1 chị nữa là phụ nữ trong khoang đó. Hết ghế ngồi nhưng mình nhìn thấy cái biển For women and the old, mà chỗ đó lại có 3 anh chàng ngồi. Tiến đến mặt anh gần nhất, bảo mày đứng lên cho tao ngồi được ko? Cậu này giương mắt định ko đứng, mình bảo tao thấy cái biển đề dành chỗ cho phụ nữ mà! Mấy ông già già ở ghế bên kia nghe thấy thế liền xổ 1 tràng Hindi với anh chàng, cuối cùng chàng xấu hổ đứng lên nhường chỗ cho mình. He he… chả việc gì mà không đòi quyền lợi! Họ còn dành riêng 1 toa trên metro và cả xe bus cho phụ nữ nữa kìa, để tránh tình trạng phụ nữ bị sexual abuse nhưng có lẽ cũng không hiệu quả lắm.
30 phút đi từ Delhi về đến Noida Center. Sau đó bắt rickshaw về Niesbud. Mình đưa cái name card ở Niesbud ra cho mấy cậu lái rickshaw, mấy cậu đòi 100 rs, mặc cả mãi cuối cùng xuống 80rs vì mình bảo tao đi mãi rồi, chỉ 80 Rs thôi. OK, cuối cùng cũng có 1 bác chịu giá đó. Nhưng xui xẻo là bác chả biết đường, bác đi lòng vòng mãi mới về đến Niesbud lúc gần 10PM. Sau đó Phúc quay lại bến để bắt Metro về IAMR. Mãi hơn 12PM mới thấy cậu nhắn tin lại là đã về đến nơi. Hôm sau thấy treo status là suýt nữa được ngủ ngoài vỉa hè! Hic, cảm ơn bạn hiền đã đưa mình về tận nơi!

Những ngày cuối cùng tại Delhi


Tuần cuối cùng tại Niesbud chỉ có 1 buổi học, thời gian còn lại dành cho chuẩn bị report và action plan. Nhóm 1 của mình gồm mình, Kripa, Nayomi, Sake và Pume và phải làm report về Chandigarh. Rất may là Nayomi vừa mua máy tính xách tay mới nên chia luôn thành 2 nhóm nhỏ, mỗi nhóm chuẩn bị về 1 phần. Mình và Nayomi xuống phòng computer, vào mạng lôi xuống một lố thong tin về các cơ quan đã visit và chỉ việc sắp xếp, edit lại theo đúng yêu cầu rồi add thêm một số ảnh. Gửi cho Kripa để nối vào phần của Kripa và Sake. Mình không review lại cái group report vì nghĩ rằng Kripa có thể format cho đẹp. Thế nhưng chủ quan quá nên lúc xem lại từ đĩa CD thì thấy quá oải. Hic, tại cái Laptop không dưng hỏng đúng vào thời điểm cần sử dụng nhất. Mấy cậu của cửa hàng sửa máy tính gọi cho mình nói là máy chị bị hỏng main, nếu thay thì mất gần 8000 Rs, nếu sửa thì mất 3000 rs! Ôi, em IBM T43 xinh đẹp của mình, em máy nồi đồng cối đá của mình đã “phản bội” lại mình vào thời điểm cần em nó nhất và túi bị thâm thủng nặng. Mình quyết định không sửa, cũng chả thay, đến lấy về thôi. Hẹn 10AM ra lấy, mình đã đi muộn hơn 10 h rồi mà đến nơi vẫn phải đợi, máy của mình vẫn mở toang toác! Ông chủ cửa hàng nói mày đợi tao 10 phút. OK, thế 10 phút nữa tao quay lại. Đi xuống chợ lượn một vòng, ra cửa hàng hoa quả mua ít táo và lê, thêm túi sữa tươi (có 16Rs một túi 500ml). Vào cả souvenir shop để lựa 1 tấm thiệp. 20 phút lên lại cửa hàng, vẫn chưa xong, lại chờ tiếp. Hỏi là bao lâu nữa thì tao có thể lấy máy về, tao sắp phải đi rồi. Ma’am, pls wait 5 minutes! Ok, lúc đầu mày nói 10 phút, tao đã đi 20 phút mới quay lại, bây h mày bảo 5 phút, vậy chính xác là bao lâu nữa tao mới được lấy máy về?! Cậu chủ cửa hàng – người duy nhất nói được tiếng Anh cứ pls pls mãi, lề mề không chịu được. Cuối cùng thì phải chờ hơn 1 tiếng mới lấy được máy về, trả 250Rs phí kiểm tra máy. Chả biết có bị thay thế gì ở bên trong không!