Trang

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Jaipur - Pink City - 03-06/10/2010

Ở Jaipur 4 ngày, đi thăm một số điểm tham quan nổi tiếng tại đây cũng như đi thăm các học viện, nhà máy sx đồ giấy mỹ nghệ, nhà máy sữa Jaipur. Tại NM sx đồ giấy mỹ nghệ, mình mua 1 cuốn sổ tay khá đẹp. Mấy bạn mua cả túi to đồ decoration. NM sữa thì rất rộng và sản lượng sữa rất lớn nhưng nhìn công nhân làm việc trong đó thấy không muốn uống sữa nữa. Sx sữa gì mà từ công nhân nhà máy đến NV phòng Lab ăn mặc lôi tha lôi thôi, bẩn thỉu, chả có đồ bảo hộ lao động gì hết. Phòng lab tồi tàn, các chai lọ hóa chất không được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn an toàn gì hết, ko có khóa bảo vệ, cánh tủ lúc nào cũng mở. Phòng Lab còn có 1 máy điều hòa chảy nước lõng bõng. Từ trên cao nhìn xuống khu sản xuất thấy nước lênh láng trên nền nhà, mùi chua chua, thum thủm bốc lên, thật không còn muốn đụng đến sản phẩm của họ nữa.
Trong sân khách sạn
Ở Jaipur có một số khu fort cũ của một số tộc trưởng xưa. Pháo đài nào cũng chiếm hẳn 1 dãy núi với hệ thống bảo vệ và quan sát xung quanh, nói chung là khá cầu kỳ và mất công sức để xây dựng. Amber fort là một trong các fort nổi tiếng và đẹp tuyệt.
Chụp từ tường thành của Amber fort

Cái gì cũng rộng lớn và chắc chắn chứ không có cảm giác ọp ẹp, chật chội như ở VN. Các khu fort này được giữ khá tốt, hầu như còn nguyên vẹn, chỉ có những bức tường rêu nói lên tuổi tác của nó mà thôi.
Trước Shri Lakshimi Narayan Temple

TP Jaipur có 1 khu trung tâm là Pink City rất đẹp, nhưng độ bẩn và lộn xộn thì chả kém gì các địa điểm khác – điều đó làm giảm giá trị của Pink city đi rất nhiều. Lúc đứng lại chụp ảnh trước city palace, mấy cậu bán hàng ở đó bắt chuyện với mình và khi biết mình là người VN thì 1 cậu bảo hồi trước tao làm về du lịch nên tao biết về Hà Nội nhưng chưa từng gặp khách du lịch Việt Nam nào ở đây cả. Dân VN chúng mày không thích đất nước tao thì phải?! Mình trả lời là không phải là không thích Ấn Độ mà là chúng tao không đủ tiền để đi du lịch khắp Ấn Độ được, có thể một số người chỉ đến được một số thành phố trung tâm như Delhi hoặc Mumbai thôi. Một khu phố toàn màu hồng và được xây dựng theo cùng 1 chuẩn, cùng 1 décor là một khu mua bán sầm uất, chủ yếu là đồ vải vóc quần áo, giày dép và đồ trang sức.
Trước City Palace tại Pink City






Buổi chiều ở Jaipur

Ngày mua sắm cuối cùng tại Jaipur, mình và chị Lusiwe đi tìm đồ da, chị bảo tao nhất định sẽ mua 1 cái túi da xịn, nhưng budget limit dưới 500rs. Đi mãi mới kiếm được cái túi ưng ý thì lại không phải là đồ da 100%, nhưng mình thích kiểu dáng và màu sắc của nó. Giá niêm yết là 430rs, nhưng trả 300 rs thì mua được. Quay lại mấy cửa hàng đầu tiên, chị Lusiwe mua 1 cái túi màu maron giá 500 rs. Mình mê dãy túi đó quá, chị Lusiwe kiểm tra chất lượng rồi bảo toàn đồ pure leather đấy, mày có thể mua. Cậu bán hàng cực kỳ nhiệt tình khi lấy hàng mấy chục cái túi xuống cho mình thử. Nếu có thể mang được thì mình có thể mua cả lố đó luôn vì tính ra giá VNĐ thì quá rẻ. Cuối cùng mua thêm 2 cái nữa, 1 cái small và 1 Medium, tổng cộng giá niêm yết là 1600 nhưng mình trả 1300rs thì bán. Bài học ở India là đừng tin các biển Fixed price – cứ trả giá thoải mái và bạn sẽ mua được giá tốt.
Ngoài Pink city thì còn có khá nhiều các shopping mall và market khác. Nhưng tìm cửa hàng internet thì cực khó. Chẳng hiểu họ operate các hoạt động business thế nào nếu không có internet. Vào 1 khu mua sắm sầm uất hỏi internet shop thì đượ chỉ xuống tầng hầm – là một shope của Alliance. Nhưng họ chỉ phục vụ cho người có residence proof, rồi thì ID card và thỉ có gói ít nhất 4 tiếng! Oh my God, tao chỉ có 1 tiếng ở đây và tao chả có residence proof lẫn ID card. Cuối cùng mong muốn vào mạng ở giữa 1 khu mua sắm lớn của Jaipur bị tan biến. Khách sạn mình ở cũng vậy, toàn thấy sổ sách viết tay, chả có máy tính gì hết. Tất cả vẫn còn dùng manual trong thời đại CNTT và mặc dù Ấn Độ là một đất nước tên tuổi trên bản đồ CNTT thế giới. Nhưng CNTT cũng chưa thể phổ biến tại các thành phố trên khắp Ấn Độ rộng lớn.
Thành phố này vẫn còn khá bảo thủ nên 99% số người làm việc tại các k/sạn nhà hàng, cửa hàng, chợ là nam giới. Khách sạn mình ở không có 1 bóng dáng phụ nữ nào hết. Các chợ cũng toàn chỉ có nam giới. Chỉ gặp một vài bà già bán đồ rau củ quả lúc chập tối ở vỉa hè. Người nghèo thì nghèo đến mức chỉ thấy có 1 mảnh vải quấn quanh người và ngủ ngoài vỉa hè, share không gian với chó, bò và khỉ! Trông những đứa trẻ con bé tí teo, đen nhẻm, bẩn thỉu được mẹ cho nằm bò ở vỉa hè hàng ngày làm tim mình thắt lại. Mà cảnh đó rất phổ biến ở đây, nhiều khi không dám nhìn ra ngoài nữa vì cảm giác nghẹn trong lòng khiến mình phải xịu cả mặt.
4 ngày ở Jaipur thì chị Lusiwe bị ngã trật tay, phải đeo băng suốt; Francis ốm 2 ngày ở lì trong khách sạn, Susiku ốm tiếp 1 ngày. Goodness phải nghỉ 1 ngày ở khách sạn, mặc dù ngày cuối cùng được đi shopping nửa ngày. Thế là sức khỏe của cả đoàn liên tiếp có vấn đề. Mình luôn có gắng tập yoga vào buổi sáng nếu có thể. 2 sáng ở Gaugarn đều gọi Sake dậy tập cùng. Mặc dù khu vườn không được yên tĩnh và sạch sẽ như Grand Hotel ở Agra nhưng mọi việc cũng ổn.
Tại nhà hàng Nero's nổi tiếng ở Jaipur




Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét