Trang

Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010

Ahmedabad ngày 10-10-2010

Lịch làm việc của người Ấn Độ rất khác với VN. Hơn 8AM ra phố vẫn chưa có gì là đông đúc lắm. 9AM các shop vẫn chưa mở cửa. 10AM mới bắt đầu nhộn nhịp, các cửa hàng mới mở cửa đón khách. Kể cả nhà hàng cũng chỉ mở cửa sau 9AM. Thế nên hôm nay phải đi từ 9AM thì chỉ có nước nhịn chờ đến lúc dừng ở đâu đó kiếm chai nước và gói biscuit thôi. Kể từ hôm đi tour đến nay mình ăn uống rất rất khác biệt so với lịch ăn uống thường ngày. Hầu như thức ăn chủ yếu là McDonald và Pizza. 2 hôm nay chịu khó gọi cơm ở Lalit Palace cho bữa tối. Hic,,, nhưng trộm vía vẫn khỏe mạnh nhất đoàn. Keep healthy, be stronger, more powerfull…
Thăm một temple của đạo Jainism

Suốt 3 ngày liền thăm viếng hết cơ quan này đến công ty khác. GCCI tiếp đón nồng nhiệt và cởi mở.
Tại văn phòng Gujarat Chamber of Commerce and Industry
 Thế nhưng có 1 điều mình thấy không ổn đối với 1 số bạn trong đoàn. Bạn Khin (Myamar) thì hay mặc váy ngắn, váy ren và áo 2 dây (loại chỉ dùng đi chơi tối) khoe một đống xương sườn và 2 cái chopsticks ngay cả những hôm đi gặp gỡ những cơ quan rất formal! Crazy Mashayo thì toàn mặc quần áo thể thao trông rất bất lịch sự. Tatiana thì toàn mặc 2 dây khoe đường cong căng mẩy. Các bạn hình như không chịu tìm hiểu văn hóa Ấn Độ trước khi đến đây thì phải. Phụ nữ ở đây có thể khoe eo nhưng họ không khoe ngực và xã hội Ấn Độ còn khá bảo thủ trong việc khoe da thịt nhiều như thế. Có thể họ sẽ thông cảm vì gọi là đoàn quốc tế nhưng họ sẽ có ấn tượng không hay về những người như thế. Hôm đi gặp bà chủ tịch cơ quan Women Empowerment của Gujarat – một phụ nữ cực kỳ đơn giản nhưng trông đầy quyền lực – Madam Fatima ngồi ngay trước mặt bà ấy mà dám ngủ gật. Thầy Raj ngồi cách đó 1 người cứ phải ngó lên trần nhà mỗi khi mấy vị đó nhìn vào Madam Fatima. Sau khi ra thang máy để đi về, thầy Raj nói “I will kill you, you make us be ashamed”. Thật đúng là phép lịch sự tối thiểu mà 1 người già đời như Madam Fatima, lại còn là Manager ở Bộ Thông tin và truyền thông Yemen, không biết thể hiện cho đúng. Hôm đó có lẽ ai cũng mệt vì đi tàu đêm, đến KS nhận phòng và nghỉ ngơi có 2 tiếng trước khi đi visit nhưng giá như Madam chọn chỗ ngồi ở phía sau thì còn đỡ, đằng này ngồi đối mặt với người ta mà ngủ li bì trong lúc các vị kia giới thiệu về cơ quan mình và giải đáp các câu hỏi của mọi người. Mình cũng thấy xấu hổ thay cho Madam Fatima.
2 hôm nay phải chọn phòng của Sake làm phòng tập Yoga vì KS này chẳng có sân, cũng chẳng có chỗ nào rộng rãi cả. Thế là 2 anh em tập trong không gian kín mít, không thể duỗi hết chân tay. Vuthy ngủ dậy sau và tập theo. Vậy là sau thời gian đầu hồ hởi, bây giờ chỉ còn duy có mình và Sake tập đều đặn. Mọi người khác love sleeping more than yoga!
Chiều qua bị bỏ lỡ vụ đi thăm nhà máy chế tác kim cương lớn nhất ở Gujarat chỉ vì Mashayo muốn mua 1 cái áo mới và mình bỏ thời gian ra mặc cả và tìm 1 cái phù hợp cho bạn ấy. Lúc lên khỏi Palika Bazzar thì thấy xe bus đã chạy. Thế là mình, Mashayo và Francis ngồi nói chuyện với mấy cậu bán hàng rong, mấy ông bảo vệ tòa nhà ở ngay cạnh đó một lúc lâu. Trời nắng như đổ lửa, oi bức ngột ngạt và bụi bặm. Mình chỉ muốn tìm 1 quán café để thư giãn nhưng ở đây làm gì có! Người Ấn hình như có rất ít thú tiêu khiển và giải trí. Chỉ có đi làm rồi về nhà, không café, không rượu bia thuốc lá, không night bars, không café, chỉ thỉnh thoảng thấy có Cinenam – hết! Hỏi thăm mãi được 1 nhà hàng có phục vụ nước hoa quả. Thế là kéo 2 bạn vào đó chiếm 1 bàn trong góc. Gọi nước quả và Pizza ngồi nhấm nháp. Trong nhà hàng có tất cả 6 ngôi mộ được quây bằng chấn song sắt xung quanh – lúc đầu mình lại tưởng đó là nơi dành cho trẻ con chơi! Giữa quán là 1 cái gốc cây ngả nghiêng – y hệt kiểu tiết kiệm diện tích ở HN, nhưng HN không có kiểu 6 ngôi mộ ở giữa 1 nhà hàng như thế. Francis nói tao sẽ viết về Crazy things in crazy India cho báo ở Congo! Ở nhà hàng, cả hội nói chuyện với 1 quý ông nói tiếng Anh rất chuẩn ở bàn bên cạnh. Sau đó ông chuyển sang ngồi cùng bàn. Ông gọi điện về KS để hỏi địa chỉ giúp vì cả bọn chỉ biết mỗi tên KS mà không biết địa chỉ ntn. Ông làm cho UB Pháp luật của Gujarat, 58 tuổi nhưng con trai mới có 4 tuổi vì ông bảo ông muốn chăm sóc bố mẹ mình đến khi họ chết rồi mới lập gia đình.
Kết bạn ở nhà hàng
 Ông mời 3 đứa về thăm nhà ngay gần đó. Thế là đi. Lúc thanh toán Francis lấy ra tờ 100 rs, Mashayo lúc nào cũng bận rộn với việc tìm hiểu hết cái nọ đến cái kia và chả bao giờ biết lúc nào là lúc thanh toán nên mình trả nốt số tiền còn lại. Trước đó lúc trả tiền kem và nước uống cũng vậy, 2 bạn cứ làm như việc trả tiền nghiễm nhiên là của mình! Thật không đáng ra mặt quý ông!
Đi bộ chừng 5 phút thì vào đến khu chung cư, vào thang máy lên lầu 4 thì vào đến nhà của quý ông kia. Ông mở cửa mời cả 3 vào nhà vì vợ và con trai đang ở nhà bố mẹ vợ. Ấn tượng đầu tiên là mặc dù ông ở giữa trung tâm của Ahmedabad nhưng chỗ nào cũng bẩn thỉu, lộn xộn, nền nhà cát dày chân. Ông dẫn đi thăm quan quanh nhà. Phòng bếp thì vô thiên lủng các loại nồi niêu xong chảo nhưng đầy cáu bẩn. Phòng ngủ y hệt cái ổ chuột! Phòng khách có 2 dãy ghế khá thoải mái nhưng đầy phân chim. WC bé tí tẹo ở chân cầu thang, cạnh nhà bếp, đối diện phòng ngủ. Phòng giặt ở ngoài hành lang phía trong. Chỗ nào cũng bụi bặm và bẩn.
Gian bếp bẩn thỉu của người bạn Gujarat
 Trong lúc 3 người nói chuyện và xem tivi ở trên lầu trên, mình đã muốn kiếm cái chổi để quét nhà giúp ông nhưng ngó quanh không hề thấy cái gì gọi là chổi quét hay gậy lau nhà! Thế là đành ngồi phủi cát ở chân vậy. Không biết các nhà khác thế nào nhưng theo mình đó là 1 ngôi nhà điển hình của người Ấn. Thật khác biệt so với VN! Đó có thể là 1 chuyến phiêu lưu thú vị trong crazy trip in India!
Nói chuyện trong phòng khách
 Buổi tối cả đoàn đi dự Gujarat Dance Festival – Festival lớn nhất thế giới, kéo dài 9 ngày đêm từ 7-16/oct. Đêm nay là đêm Biggest của mùa lễ hội. 6.30PM bắt đầu lên xe đi, không có gì trong bụng nhưng vì không có thời gian nên tất cả đều để bụng đói đi. Đường vào SVĐ của Gujarat University – nơi tổ chức – kẹt cứng nên phải mất gần 1 tiếng mới vào đến nơi. Ngay từ cửa đã có người của BTC dẫn vào chỗ dành cho khách mời (Leading Citizens). Dưới nền được trải thảm, ghế ngồi loại sofa lớn rất dễ chịu. Mỗi ghế họ để sẵn 3 cây nến gỗ và 1 bao diêm. Ngồi chờ khá lâu thì chương trình mới bắt đầu bằng bài diễn văn dài lê thê của 1 Madam. Bà nói bằng 2 thứ tiếng (Hindu và English) nên mất nhiều thời gian là phải. Sau đó là các màn quảng cáo của UB Du lịch Gujarat. Chờ thêm một lúc lâu, đến 9PM thì Hon’ble Chief Minister mới đến để bắt đầu buổi biểu diễn. Ông không phải đọc diễn văn gì dài dòng, chỉ làm mấy nghi lễ mở màn đơn giản và nhanh chóng. Sau đó là phần giới thiệu các Đại sứ của các nước tham dự buổi lễ (có Đại sứ Việt Nam và phu nhân).
Ngay sau đó là các màn biểu diễn rực rỡ đầy màu sắc và âm thanh vui nhộn của đủ các loại nhạc cụ của Ấn Độ. Không khí bắt đầu nóng lên. Các vũ công gắn các chuông nhỏ ở tay, eo và cổ chân nên mỗi bước nhảy của họ là các âm thanh vui nhộn vang lên. Âm thanh và ánh sáng của sân khấu chính cực đỉnh, không hề có một chút lỗi nào. 2 bên sân khấu chính là 2 màn hình cực lớn để dành cho khách mời ngồi ở 2 bên. Đoàn mình ngồi ở cánh gà phía phải nhưng có thể xem ở cả sân khấu lớn lẫn qua màn hình ở phía phải. Một buổi biểu diễn cực kỳ hoành tráng và cầu kỳ. Sau đó buổi biểu diễn kết thúc bằng màn đốt nến cầu nguyện – tất cả khách mời cùng đốt nến được chuẩn bị sẵn và lắc lư theo nhạc. Ngài Hon’ble Chief Minister và phu nhân cầm cả một khay nến chứ ko phải 1 cây nến như của khách mời. Màn cầu nguyện kết thúc thì đến phần bắn pháo hoa chừng 5 phút. Chương trình kết thúc lúc 10PM, ngài PM đứng dậy bắt tay tạm biệt các vị đại sứ, sau đó các vị ra về.
Đoàn mình phải chờ tầm nửa tiếng thì xe mới len lách đến được vì quá đông người. Về đến KS lúc hơn 11PM, bụng rỗng không vì gói biscuit mình mua hồi chiều đã bị các bạn ăn hết mà mình chưa kịp ăn cái nào.
Lại một điều mình thấy khó hiểu nữa là mấy bạn trong lớp ăn mặc khá khó hiểu. Khi đi thăm các cơ quan rất rất formal thì các bạn mặc 2 dây và ba lỗ hoặc mặc váy ngắn, trong khi đi dự Dance festival thì mặc kín mít (đặc biệt là Tati, Fatima và Kripa)! Tối nay có Khin mặc váy đẹp và phù hợp với festival. Suốt buổi lễ Francis và Mashayo khen mình Nice n beautiful – đúng là 2 bạn dẻo mỏ.
Little Mashayo bị mình gọi là Poor Mashayo khi cậu kể với mình (bằng cách viết tin nhắn trong điện thoại) về kỷ niệm nhớ đời với Khin. Hic hic… khổ thân cậu vì dám thử với 1 cô gái trinh trắng ở tuổi 33 như Khin! Chuyện này chắc không nên public thêm!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét