Trang

Thứ Ba, 15 tháng 2, 2011

Văn minh và "quy chế thanh lịch"!!!

1. Đọc bài  này mà thấy buồn cười với những người rỗi hơi, nhàn cư vi bất... minh mẫn! Chưa bao giờ có nơi nào xây dựng cái quy chế thanh lịch rồi bắt những người dân của mình phải sống theo quy chế đó! Người ta thanh lịch hay văn minh là do người ta học hỏi, sàng lọc tichs lũy kinh nghiệm mà có. Cái gì chứ riêng thanh lịch thì không thể bắt ép được, nó có cái gì đó mang tính tự thân, mang tính cá nhân chứ không phải do bị ép buộc!
2. Sáng đi làm phải ghé vào đổ xăng ở Kim Mã. Một nàng xinh tươi, có lẽ tầm 25 tuổi, đi xe ga đẹp, quần áo đẹp, giày đẹp, chân đẹp. Nhưng nàng làm mọi người nhức mắt, mình đã định nói một câu nhưng vì nàng ở line phía ngoài nên thôi. 
Đầu giờ sáng rất nhiều người đổ xăng, ai cũng vội đến sở, ai cũng muốn được đổ xăng thật nhanh rồi vù đi. Nhưng nàng thì khác. Đến lượt nàng được bơm xăng, nàng từ từ mở cốp, lúc bơm xong, nàng từ từ, cẩn thận, nhẩn nha đóng cốp xe, nhẩn nha mở ví tiền, nhẩn nha tìm kiếm một tờ trong số một loạt các tờ tiền loại 200 ngàn! Quái, tiền mệnh giá giống nhau thì việc gì mà phải lựa chọn! Rồi cuối cùng nàng cũng chọn được 1 tờ đưa cho anh nhân viên của trạm (có lẽ nàng chọn cái seri xấu xấu để trả chăng?!). Nàng nhận tiền thúi, từ từ nhét trả vào ví, từ từ cất ví vào túi xách, từ từ cắm chìa khóa, từ từ bấm tay ga và rất điệu đàng vù ra phía Giảng Võ! Dòng người chờ phía sau ai cũng sốt ruột, ai cũng có vẻ căng thẳng vì sợ trễ giờ làm. Còn nàng chả việc gì phải vội, nàng thản nhiên coi như chỉ có mình nàng là khách đổ xăng, nàng thích chần chờ bao lâu cũng được. Nhìn cái thái độ coi thường và làm phiền người khác của cô gái xinh đó thì đúng là như nhận xét của GS Tuấn: "Từ những thái độ kẻ cả, cách ăn nói hống hách, cái nhìn khinh bỉ người thấp hèn, đến dáng đi cho thấy họ xuất phát từ một cái phông nền văn hóa và đạo đức thấp.  Tất cả những cái đắt tiền được trang bị phía ngoài hình như chỉ để phô trương, để học làm trưởng giả, chứ không đủ che kín được bản chất nhà quê". Mình thì không đánh giá là quê hay tỉnh, chỉ đánh giá là không văn minh, dù có thể họ nhiều tiền, có gì đó giống giống với cái sự trưởng giả của vô số người lắm tiền bây giờ. 
3. Tiệc buffet bây giờ khá phổ biến chứ không như 7,8 năm trước và có lẽ ít ai ở thành phố mà chưa từng một lần ăn tiệc tự chọn. Nhớ hồi đám cưới, do anh xã làm trong ngành dịch vụ, làm việc với Tây lâu năm nên chọn làm tiệc buffet. Tất nhiên bạn bè của ổng thì quá quen với kiểu ăn đó. Còn mấy bạn mình thì hầu hết là lơ ngơ,  ngượng ngùng nên cả buổi chỉ đứng một góc, chả dám tự lấy đồ ăn. Nghe đâu sau đó cả hội rủ nhau đi ăn phở! 
Thái độ với thức ăn cũng phản ánh độ văn minh của bạn
Nhưng ngược lại, bây giờ đi ăn tiệc tự chọn thấy khó chịu với các "trưởng giả" lắm tiền, cứ tưởng trả tiền 1 lần rồi muốn phung phí bao nhiêu đồ ăn cũng được, không ai dám kêu ca! 
Năm rồi ăn tiệc với công ty cũ, nhân dịp tổng kết năm được tổ chức tại 1 nhà hàng lớn ở Hồ Tây. Mấy cô em xinh tươi và cả mấy em trai đẹp, trông thì bóng bẩy lượt là thế mà cứ lấy hết đĩa nọ đầy u đến đĩa kia đầy ụ vào bàn. Mình nhìn cái kiểu lấy đồ ăn của các "bé" mà muốn ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái. Rồi thì các "bé" gẩy gót vài miếng, lựa vài thứ rồi bỏ! Người phục vụ đến thì chất luôn cả cái đĩa còn đầy ú đồ ăn đó vào khay đồ thừa. Rồi lại tiếp tục lượn ra khu đồ ăn, lại tiếp tục bê các đĩa, các tô khác vào, với cùng một số lượng như thế rồi lai bỏ đi nhiều như thế! 
Vừa rồi đi đám cưới cô bạn du học Mỹ về, đám cưới cũng tổ chức tiệc đứng ở một nhà hàng ấm cúng và giản dị, khách mời là rất nhiều người nước ngoài, nhiều người làm ở các NGO, rồi ở Unesco, chỉ có một số ít bạn bè của cô dâu chú rể... Ngồi cùng bàn với mấy người bạn cũ hồi ĐH, cũng có mấy người du học châu Âu về. Nhưng hỡi ôi, tưởng rằng bạn du học châu ÂU mấy năm, đi khắp loạt các quốc gia văn minh nhất nhì thế giới thì bạn có cách ăn buffet văn minh hơn. Ai dè, nhầm tai hại, thất vọng tràn trề! Bạn cũng lấy đĩa đầy ú, lấy một seri đồ tráng miệng vào bày ra bàn. Rồi thì bạn cũng chỉ có thể ăn được phần nào trong đó, còn lại bỏ hết! Trong khi mình phải cố lấy nước soup chan vào đĩa cơm rang của cô bạn khác  để ăn cho đỡ phí. 
Cái thái độ với đồ ăn cũng là một thước đo của sự văn minh. Khi bạn ngồi ở mâm cao cỗ đầy, bạn có tưởng tượng được rằng còn rất nhiều người đói khổ ở bên ngoài, họ chỉ mong có 1 bát cơm cho ấm lòng, một tấm bánh mình cho ấm dạ. Bạn có biết để làm ra một bơ thóc, người nông dân phải vất vả nắng mưa rét buốt ntn không?! Vậy thì, nếu vẫn còn lãng phí thức ăn, bạn thử "văn minh" hơn đi nhé!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét