Trang

Thứ Ba, 7 tháng 9, 2010

Ngày thứ 2 (31/8) tai India

6AM bị đánh thức dậy để uống trà sữa được phục vụ mang đến tận cửa. Cái đất nước này kì cục thật, suốt ngày ăn với uống, chẳng khi nào họ để cho cái dạ dày được nghỉ ngơi gì cả. Thế là dậy luôn, ko ngủ thêm được nữa. Kripa vẫn ngủ ngon.
7AM lại có chuông cửa, cậu phục vụ đến lấy lại cup.
Sau đó 5 phút lại có chuông cửa. Thì ra 2 người dọn vệ sinh, 1 người cầm chổi quét, 1 người cầm xô nước và cây lau nhà. Trong khi người đầu tiên quét nhà thì người thứ 2 lau trong nhà tắm, chỉ lau sàn chứ ko cọ toilet – vì mình chả nhìn thấy dụng cụ nào khác ngoài cái cây lau nhà dài ngoằng. Bảo họ lau cái tường toilet giúp vì nó quá cáu bẩn. OK mem. Thank you! Lúc sau vào kiểm tra thì hóa ra cậu ý lau đúng cái mảng tường mình chỉ, còn các mảng khác vưỡn y nguyên. Kiểu này sáng mai lại phải yêu cầu lau hết vậy!
Những người phục vụ ở đây gồm bảo vệ, dọn vệ sinh, đầu bếp hình như là những người ở level thấp nhất ở India thì phải. Da họ ngăm hơn những người khác, gầy đét và khúm núm, đối ngược hẳn với những người như Dr. Raj – bụng bự, da sáng, cười suốt và tất nhiên là rất đẹp trai.
Viện có khoảng 20 người làm việc (tầng lớp cán bộ) nhưng chỉ có 1, 2 người phụ nữ. Còn những người phục vụ thì tất cả là nam giới – khác biệt hẳn với VN. 2 cô này mặc áo sari hở cả một khoanh bụng bự. Cái áo sari của người Ấn trông có vẻ kín đáo nhưng cũng rất sexy vì để hở da thịt vùng eo khá nhiều.
Dưới tầng 1 có 1 phòng giặt có 4 máy giặt lồng ngang nhưng chỉ có 1 cái hoạt động, mình chưa thử lần nào. Kripa nói sáng nay sẽ cùng đi giặt với mình. Oh, có thể sẽ là 1 kinh nghiệm hay nữa ở đây?!
Tivi trong phòng bé tẹo nhưng chưa bao h có thể bật để xem bất cứ cái gì. Lúc nào bật lên cũng thấy màn hình xanh lè – căn bệnh của Windows 2003 cũng lây sang TV ở đây sao?!
Nói đến nỗi đau khổ của mình là không thể access vào internet mặc dù có rất nhiều mạng wifi ở đây nhưng mạng nào cũng chỉ có 1 vạch sóng nên chẳng bao h connect được. Viện cũng có 1 phòng Lab gồm khoảng 30-40 máy tính nhưng chỉ có 2 cái hoạt động. Những cái khác rest in peace! Nhưng ngay cả phòng lab cũng ko vào mạng được, hỏi anh admin ở đó thì được trả lời là trouble line! Hic, chả hiểu một đất nước được mệnh danh là high tech, là biggest oursourcing trên thế giới mà lại có thể work without internet like that!
Tòa nhà làm việc của Viện được bố trí khá buồn cười. Phòng của Mr. Director nằm kẹp giữa 2 cái toilet, 1 của Gent, 1 của Ladies! Hic, mà nó nằm sát nhau nữa chứ! Thật khó hiểu.
Khắp các tầng ở khu làm việc đều có bad smell giống nhau, đặc biệt là khi mở cửa toilet, mùi như mùi thuốc diệt muỗi! Trong dining room lúc nào cũng thoang thoảng cái mùi đó, có lẽ họ phải xài chemical thường xuyên vì ở ngoài sân thấy có nhiều ruồi, muỗi kinh khủng.
Thang máy ở khu nhà ở thì thật dirty và bad smell, không hiểu mùi gì mà khó chịu thế cơ chứ! Mỗi lần vào thang máy là chỉ muốn nín thở chờ đến khi cửa mở để ra ngoài thở bù!
Vườn của viện cũng có trồng vài khóm hoa hồng và 1 loại hoa cánh nát nát màu vàng sậm – có vẻ như đó là 1 loại cúc thì phải. Đài phun nước thì chẳng có 1 giọt nước nào vì hình như các thiết bị đều hỏng, bong tróc nhưng ko có dấu hiệu gì cho thấy họ sẽ sửa chữa cả.
Xung quanh Viện là khoảng đất trống khá rộng, chỉ có cỏ dại, nên chỉ có thể ngắm nhìn cuộc sống hàng ngày ở ngoài qua cửa sổ. Khá nhiều nhà cao tầng, xe cộ đi lại miệt mài, chủ yếu là xe oto và tuk tuk.
ĐT di động ở đây khá rẻ, mua 1 cái sim từ anh phục vụ hết 250 rp, trong tài khoản có sẵn 150 rp (tầm 3,7 USD). Gọi 2 lần về VN + 1 lần nhắn tin về Tanzania cho cậu bạn hết 47 rp. Nhà mạng phổ biến nhất chắc là AirCel vì đi chỗ nào cũng nhìn thấy biển quảng cáo và quầy dịch vụ của họ. Mình dùng Vodaphone. Và cứ dăm phút lại nhận được 1 spam mess. hiện thẳng lên màn hình chứ ko phải bấm ok để mở mess như ở VN. Spam nào cũng mời game, quiz, info.,… mà có khi cũng nhiều tin lừa đảo như ở VN vì Dr. Raj cũng nói là carefull when click OK, maybe you will lose money for spam. Thanks sir!
À, còn 1 ấn tượng nữa là đàn ông New Delhi rất hay đi giày thể thao dù các viên chức ở Viện thường mặc quần tây. Trông khá out-of-fashion. Về khoản phục trang thì có lẽ đàn ông Hà Nội theo kịp thời đại hơn!
Mình mang theo mì tôm, sữa, ít lương khô và ruốc nhưng có lẽ chưa phải dùng đến vì lúc nào cũng full. Có khi sau 2 tháng ở đây mình sẽ tăng thêm dăm ba kg cũng nên?! Cậu Joseph (Sudan) khi thấy mình và 2 bạn Sri Lanka lấy có 1 tẹo đồ ăn, trong khi các big girl đến từ Châu Phi lấy đĩa đầy ú (và lấy vài lần chứ ko phải 1 lần) thì cậu ấy bảo là: Chúng mày eat nothing so you’re all slim! Hic, mình bảo yes, we want to keep slim, not big like them – chỉ sang các cô bạn South Africa! Hic hic…
Hôm nay sẽ là buổi Presentation about country, organization, yourself and your expectation. Mọi người được khuyến khích mặc national costume. Mình sẽ mặc áo dài màu vàng xem các bạn có lé mắt hay không!
Mất buổi sáng hôm qua ko nghe kịp các thầy nói gì, nhưng đến chiều thì đã có thể nghe Mr. Raj nói khá rõ vì đã “thủng” kiểu phát âm của người Ấn. VD: healthy = helli, time = taim, hic… Nhưng đem cái kiểu nói này mà nói cho bọn châu Âu thì có khi nó chả hiểu gì!
Bài presentation của mình được các bạn khen rất nhiều, (very interesting, charming dress, brief but enough information), nhiều hình ảnh sống động. Vì thế mà sau đó chỉ có vài câu hỏi về cách trồng cấy ở vùng núi. Mình show cho các bạn hình ảnh về ruộng bậc thang, sau đó mọi người đều cười vui vẻ khi hiểu về cách sống ở vùng núi như ở VN. Các bạn hỏi về bức ảnh Napalm girl, mình giải thích về US Bomb. Mất một vài phút postpone vì tự dưng bật khóc sau khi nghe bài hát Bonjour Vietnam và nói về lost and pain in the bitter war! Các bạn gái còn an ủi mình, đưa nước cho uống để be calm!
Khi nói về expectations about the course, mình nói rằng one of my expectations is improving my English, thầy Raj có nói: your Eng is very clear and maybe all people here can understand you easily! Don’t worry about that. Oh, thanks sir!
2 bạn người Nam Phi thậm chí còn chưa bao h sử dụng máy tính nhưng cũng cố mua 1 cái notebook để mang đi, mình có chỉ cho họ cách sử dụng một số ứng dụng, còn copy cho cả 1 list bài hát. Mời các bạn thử món ô mai mang đi và được khen ngon. 2 bạn Nam Phi nhất định bắt mình copy bài presentation vào máy của họ để họ có thể see later. 2 cô bạn Costa Rica nói mày gửi vào email cho tao nhé?
Sau bữa tối, 3 men from afganistan có nói rằng: tại sao mày lại nghĩ every Afgan people are terrorists? So sorry, just for fun, not serious. Và họ giải thích một hồi về cuộc sống của người Afgan, hóa ra cũng khá dễ chịu, giá cả rất rẻ, internet rẻ, điện thoại di động rẻ (supplier is Chinsese), 1 cái áo sơmi chỉ có 20 (rupee) = 0,5 USD! Too cheap! Rồi họ giải thích về cuộc cách sống, (thích cách sống kiểu phương tây), free marriage in cities. Anh bạn 27 tuổi mà già như 35 nói rằng, when you cry when you did your presentation, you make me cry, because you said about loses and pain made by American! The same with my country. Anh 37 tuổi nói ở Afganistan, mọi người coi Vietnam là champion vì đã won US army! And we respect your country! Thật cảm động với tình cảm của các bạn Afganistan! Qua họ mình hiểu thêm về cuộc sống ở đó, cũng khá hiện đại và dễ chịu chứ ko đến nỗi tệ như truyền thông của Phương Tây vẫn đưa tin. Các bạn cũng trầm trồ khen bạn Ếch Ộp so cute, so nice khi mình show ảnh của Ếch Ộp. Hầu như bạn nào cũng nói you look so young, I don’t believe you are married and have two babies! Oh, Thanks, I’ll tell my husband so he should be more carefull! He he…
Có 1 chi tiết khá thú vị là các bạn Afgan khi nhìn thấy bức ảnh gia đình mình có cái màn hình CRT thì bạn nói rằng: maybe 200 years ago! Hóa ra ở Afganistan chỉ xài màn hình LCD thôi, và họ xài từ lâu rồi. Giá máy tính ở Afganistan cũng rất rẻ so với VN! Oh, you’re so lucky! I want to go there to buy some phones and notebooks!
Ở đây Wifi thì nhiều nhưng ko có hoặc chỉ có duy nhất một vạch sóng nên không thể vào mạng. Chỉ có muỗi và ruồi là nhiều. Không có mạng thì cũng như người bị chặt chân, bịt mắt vậy.
2 ngày ở đây mà chưa ra khỏi cổng của Viện. Chiều nay vài người đã go shopping outside. Có lẽ chiều mai mình cũng sẽ thử go out để khám phá cuộc sống của người dân Delhi.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét