Hồi chưa sang Delhi cứ nghe mọi người dặn dò phải cẩn thận ví tiền, đồ đạc nhưng thực sự thì Ấn Độ không đến mức cướp giật như rươi như ở HCM nhà mình.
Bay từ Việt Nam sang Ấn Độ phải transit qua Bangkok hoặc Singapore do chưa có đường bay trực tiếp từ VN sang đó. Thời gian bay từ HN sang Bangkok mất 2 tiếng, từ Bangkok sang Delhi mất 4,5 tiếng. Giá vé 1 chiều đâu đó tầm 600 USD.
Sân bay Delhi cực kỳ rộng lớn và vẫn đang được xây dựng. Từ cửa xuống máy bay đến cửa làm thủ tục hải quan cũng phải hàng km. Khách có thể đi bộ, đi trên băng chuyền hoặc đi xe điện (như cái xe ở sân golf) nhưng điều ấn tượng nhất là tất cả các lối đi đều được trải thảm dày và đẹp. WC ở sân bay thuộc loại sạch nhất (kể cả so với khách sạn 5 sao ở Delhi), mỗi phòng WC đều có 1 bức ảnh cô gái hoặc chàng trai cực kỳ quyến rũ.
Một số thứ mình recommend cho những ai đi Ấn nên mua là: 1. Đồ da (ví, túi, giày dép, áo khoác…) vì Ấn Độ là nước sx đồ da rất nhiều, giá rẻ hơn VN nhiều lần và công nghệ da của Ấn khá phát triển. Nên để ý mác pure leather hay artificial leather trước khi mua. 2. Vải vóc quần áo: Nếu mua vải may vest thì nên mua của hãng Raith & Taylor – một hãng nổi tiếng ở đây. Quần áo cũng rẻ hơn ở HN và HCM, hàng export rejected thì còn rẻ nữa. Nếu gặp mùa sale off thì mua đồ hàng hiệu giảm giá cũng có giá tốt và chất lượng rất đảm bảo chứ ko nhập nhèm như ở HN và HCM. Tuy nhiên, quần áo trẻ con ít đẹp như đồ trẻ con tại VN.3. Tinh dầu: vừa rẻ vừa phong phú.
Vỉa hè là một thứ dường như là xa xỉ ở đây, kể cả Delhi hay một số thành phố khác như Ahmedabad, Chandigarh, Jaipur hay Agra. Rất nhiều đường phố đẹp và phẳng lì nhưng vỉa hè rất nham nhở, đầy đất cát.
Các ngôi sao trong giới Showbiz ở Ấn Độ vừa giỏi diễn xuất, vừa giỏi ca hát và nhảy múa luôn! Hầu hết các phim Bollywood đều thuộc dạng phim ca nhạc, khiêu vũ, kiểu như đang bắn nhau ầm ầm cũng có 1 màn nhảy múa hay trước khi chết phải ca 6 câu… vọng cổ (hát) vậy.
Các ngôi sao trong giới Showbiz ở Ấn Độ vừa giỏi diễn xuất, vừa giỏi ca hát và nhảy múa luôn! Hầu hết các phim Bollywood đều thuộc dạng phim ca nhạc, khiêu vũ, kiểu như đang bắn nhau ầm ầm cũng có 1 màn nhảy múa hay trước khi chết phải ca 6 câu… vọng cổ (hát) vậy.
Hôn nhân sắp đặt vẫn phổ biến cho dù ở các TP lớn thì hôn nhân tự do đã cởi mở hơn. Tuy nhiên việc kết hôn vẫn là việc của cả Đại gia đình và họ thích kết hôn với người cùng tôn giáo hơn.
Người theo đạo Hindu là người không được phép li dị, nhưng có thể tái hôn nếu partner bị chết trước.
Ở một số vùng hẻo lánh vẫn tồn tại tục sati – tức là phụ nữ phải chết theo chồng nếu chồng chết trước.
Phụ nữ Ấn Độ thường mặc trang phục truyền thống bất kể bạn làm gì, ở đâu. Chỉ có một số phụ nữ trẻ ở các TP lớn mặc đồ Tây nhưng họ vẫn thích đi dép xỏ ngón hơn. Vì thế mà các công sở vẫn phổ biến phụ nữ đi dép xỏ ngón.
Dịch sốt Dengue vẫn rất phổ biến trong mùa mưa, kể cả Delhi. Hàng năm có rất nhiều người mắc bệnh và thiệt mạng cũng không ít. Thế nên nếu đi du lịch vào mùa mưa thì nên mang theo kem bôi chống muỗi và quần áo dài!
Phụ nữ Delhi |
Người Ấn Độ sống hài hòa với thiên nhiên, không có giết động vật hoang dã nên ở ngay thủ đô cũng vô vàn chim, cò, khỉ, sóc. Giữa lòng Delhi bạn có thể bắt gặp hàng đàn cò trắng nhởn nhơ đi lại trên các thảm cỏ ở các vòng xoay, sóc thì nhảy cả xuống chân, còn khỉ thì tìm kiếm thức ăn ở ngay cửa sổ phòng bạn.
Sóc nhỏ chạy chơi ngay dưới chân người |
Trâu đi hết đường của oto |
Đàn trâu gặm cỏ ngay cạnh khu đất trống giữa các khu cao tầng |
Ở Ấn Độ rất dễ gặp hàng đàn bò thủng thẳng đi lại, nằm nghỉ giữa 2 làn đường hay bới tung các đống rác ở góc phố cùng với hàng đàn chó hoang. Riêng Delhi có tới 300 nghìn con chó hoang sống ngoài đường. Nhưng chó ở đây rất hiền, chẳng cắn chẳng sủa ăng ẳng gì hết. Thế nên bạn cũng chả phải lo gì, cứ hồn nhiên mà đi qua thôi.
2 con bò này đứng ngơ ngác giữa đường |
Voi share đường cùng với xe máy, rickshaw, oto ở Ahmedabad |
Ở Delhi hay Chandigarh ít đèn giao thông do các điểm giao cắt thường có các vòng xoay thường được trồng cỏ mềm, hoa, cây cảnh và tỉa tót như những vườn hoa nhỏ. Nhiều người còn nằm nghỉ ở đó nữa.
Delhi có kiểu phân làn đường ban đêm bằng đèn nhấp nháy ngầm dưới mặt đường rất vui mắt.
Cầu bắc qua sông Yamuna thường có hàng rào để ngăn các vụ nhảy sông tự tử.
Internet ở Ấn Độ thì cực tệ, tốc độ thấp, chừng 10 Mbps chứ không có đến 100Mbps như ở VN hay Thái Lan. Kiếm được 1 cửa hàng internet cũng toát mồ hôi. Muốn sử dụng thì bạn phải trình passport hoặc ID card thì mới được vào. Phí thì cũng đắt quá trời luôn – từ 12-20k/tiếng.
Đăng ký ĐT D Đ cũng phải có photo passport, visa và nộp ảnh 3x4 cộng với điền vào 2 cái form thì bạn mới được sử dụng. Trong cái form đó bạn ghi rõ thời gian bắt đầu sử dụng đến thời gian kết thúc. Đúng ngày kết thúc là số của bạn bị disable! Nạp thẻ ĐT thì bị trừ 8% phí dịch vụ. Còn lại cước phí cũng same same như ở VN, có thể đắt hơn chút chút. Nhưng đi sang bang khác là bị charge phí roaming, mỗi phút nghe mất 1 rs.
Của hồi môn cho con gái khi đi lấy chồng là 1 gánh nặng cho các gđ nghèo. Thế nên mới có nạn phá thai nữ ở các TP và nạn giết trẻ em gái sơ sinh ở các vùng nông thôn. Theo như lời 1 người Ấn Độ thì tại vì phụ nữ Ấn Độ thường không làm việc ở ngoài sau khi lập gđ nên họ phải mang của hồi môn về coi như là 1 nguồn tài chính cho người phụ nữ đó.
Ấn Độ cấm thuốc lá và bia rượu tại các điểm công cộng. Ít thấy dân lao động hút thuốc như ở VN.
Tờ rơi tuyên truyền chống lại tình trạng phá thai nữ và mất cân bằng giới tính ở bang Gujarat |
Một số bang cấm túi nilon nên họ sử dụng nhiều túi vải dệt (ở các hiệu lớn), còn ở chợ thì dùng túi bằng giấy báo cũ.
Kiếm được 1 quán café ở Ấn Độ thật ko đơn giản chút nào – thường chỉ có ở các khu shopping mall. Và café là chỉ bán coffee với bánh ngọt và thỉnh thoảng có juice đóng hộp. Muốn uống juice tươi thì ra ngoài xe đẩy vỉa hè nhé! Giá cả trong các café này cũng không dễ chịu chút nào.
Các shopping mall ở Ấn Độ thường là rất rất rộng lớn, đi mỏi chân cả ngày được.
Và một thông tin thú vị nữa là: hàng năm CP Ấn Độ dành khá nhiều học bổng cho SV VN. Các khóa học từ 2 tuần đến 4 năm với khá nhiều lĩnh vực. Điều kiện xét học bổng cũng ko quá phức tạp và cao như một số học bổng của quốc gia khác. Và còn rất nhiều học bổng không có candidate. Chi tiết vui lòng tham khảo ở website của ĐSQ Ấn Độ, nhưng hầu hết các học bồng này đều được phân về các cơ quan: Bộ KH – ĐT (Trung tâm hỗ trợ DNVVN), cục hợp tác đào tạo nước ngoài – Bộ GD ĐT. Cơ hội rất lớn cho những ai thích học các khóa ngắn hạn và biết tiếng Anh tương đối. Cheer.
Chào chị!
Trả lờiXóaE đang làm các thủ tục còn lại để đi Ấn học theo chg trình Itec như chị (nhg e học IT).
E đã đọc hết nhật ký tourstudy của chị, rất thú vị và nhiều thông tin bổ ích cho e.
Thanks so much