Đám cưới là một điều cực kỳ trọng đại ở Ấn Độ, đó được coi là một nghi lễ tín ngưỡng và là nơi để khoa trương sự giàu có.
Ngày nay, 95% số cuộc hôn nhân tại Ấn vẫn là hôn nhân sắp đặt. Đám cưới tại đây không phải là trai gái lấy nhau, mà là... hai dòng họ, thậm chí cả hai doanh nghiệp lấy nhau. Dù là tình yêu thực sự đi nữa thì việc tổ chức lễ cưới vẫn phải do cha mẹ hay các bậc trưởng bối lo liệu.
Mùa cưới trong khoảng tháng 11 đến tháng 2 hàng năm. Người ta nói chính nhu cầu cưới hỏi tại Ấn Độ đã làm cho giá vàng thế giới tăng vọt trong những năm gần đây. Một đám cưới thường có giá từ 20.000 USD cho đến 2 triệu USD! Voi và trực thăng là 2 phương tiện rước dâu đang được ưa chuộng bên cạnh các loại xe đắt tiền để show up sự giàu có của gia đình.
Thông thường thì nhà trai là bên được quyền thách cưới (ngược lại với VN). Sau khi nhà gái đáp ứng đầy đủ những yêu cầu của bên nhà trai (thường là món tiền, vàng lớn, xe oto hoặc có khi là cả 1 căn hộ) thì đám cưới sẽ được tổ chức. Chính vì gánh nặng của hồi môn mà nhiều cô gái không lấy được chồng do gia đình nghèo, nhiều bé gái bị giết khi vừa sinh ra, nhiều thai nhi nữ bị phá... dẫn đến sự mất cân bằng tỉ lệ nam nữ khá nghiêm trọng (Xem lại bài về Ahmedabad).
Tờ rơi kêu gọi bảo vệ thai nhi nữ và các bé gái của bang Gujarat |
Khi đưa thiệp mời đám cưới, thường kèm theo tấm thiệp rất cầu kỳ và đẹp đẽ là 1 gói quà nhỏ thường là các loại hạt khô (như nho, hạnh nhân…) được bọc gói cầu kỳ (Xem ảnh).
(Mình suýt được dự đám cưới này – nếu như bị lỡ máy bay thêm 2 ngày nữa!)
Trong lễ cưới, cô dâu thường đeo rất nhiều trang sức bằng vàng và mặc Sari, màu đỏ là chủ yếu nhưng không được mặc màu trắng vì theo quan niệm của người Ấn, màu trắng là màu tang tóc. Chú rể mặc áo dài etchkin truyền thống và đội khăn xếp.
Cha của cô dâu sẽ làm nghi thức gả con gái bằng cách trao một vạt áo của cô dâu cho chú rể. Chú rể sẽ dắt cô dâu đi vòng quanh cuốn Kinh Thánh 4 lần, với sự trợ giúp của các anh chị em. Sau đó, cô dâu và chú rể sẽ ngồi trên “ngai” – ghế đặc biệt dành cho tân lang, tân nương – đặt ở trung tâm hội trường cưới. Người thân, bạn bè sẽ đến chúc tụng cho 2 người và tặng họ những món quà là đồ dùng hoặc trang sức, tiền, vàng… Cuối cùng, vị chủ tế sẽ ban lời chúc tụng và đưa ra những lời khuyên, rằng hai người giờ đây đã trở nên một tâm hồn, phải sống yêu thương nhau trọn đời. Đám cưới thường kéo dài vài ngày thậm chí cả tuần.
Cô dâu chú rể trong đám cưới của người Ấn |
Đây là cái "ngai" mà cô dâu chú rể sẽ ngồi trong tiệc cưới |
Và đám cưới là cơ hội để người ta khoe của. Chẳng hạn, đầu năm 2004 ông chủ tập đoàn Sahara - Subrata Roy đã mời 10.000 khách đi trên 26 chiếc máy bay Boeing khổng lồ đến Lucknow, thuộc miền Bắc Ấn Độ, dự đám cưới của hai đứa con trai cùng lúc, chi phí lên đến 128 triệu USD! Dù là kẻ keo kiệt nhất cũng phải mời đến mấy trăm khách, đãi tiệc nhiều ngày liền và có thể dẫn đến phá sản cho gia chủ hoặc mắc nợ lớn đối với gia đình cả hai bên. Bởi ví họ có tính so bì rất lớn, danh tiếng và đẳng cấp của gia đình được đánh giá qua đám cưới.
Cô dâu sẽ đeo các vòng tay này trong 45 ngày sau đám cưới, sau đó mới được bỏ bớt đi. Thế nên đi đường mà nhìn thấy cô gái nào đeo vô thiên lủng các loại vòng tay thì có thể biết là cô đó mới lấy chồng. Con nhà giàu sẽ đeo các vòng bằng vàng, bạc, nạm kim cương... Đơn giản hơn thì đeo các loại vòng mỹ ký. Nhưng dù gì thì mỗi cô dâu cũng đeo rất nhiều trang sức bằng vàng, từ đầu, tai, mũi, tay, eo, vòng chân, nhẫn chân.
Người Ấn chọn ngày tốt cho đám cưới nên chỉ trong một vài đêm có thể diễn ra hàng triệu đám cưới cùng lúc trên cả nước. Tại New Delhi, có đêm diễn ra 15.000 đám cưới, gây ùn tắc giao thông từ tối đến sáng cho 14 triệu người, bởi vì hàng trăm ngàn chiếc xe hơi đậu bừa bãi bên lề đường và sau đó chủ nhân của chúng say xỉn chạy lạng quạng trở về nhà. Tòa án New Delhi đã ra lệnh cấm làm đám cưới tại công viên và diễu hành trên đường phố.
Đây là video clip về Amazing wedding in DC - xem để biết thêm về sự cầu kỳ và xa hoa trong đám cưới của người giàu Ấn Độ - Trong đám cưới này sử dụng rất nhiều các bài hát và điệu nhảy như trong film "Singh is King" - một bộ phim khá hấp dẫn của Bolliwood
Người Ấn chọn ngày tốt cho đám cưới nên chỉ trong một vài đêm có thể diễn ra hàng triệu đám cưới cùng lúc trên cả nước. Tại New Delhi, có đêm diễn ra 15.000 đám cưới, gây ùn tắc giao thông từ tối đến sáng cho 14 triệu người, bởi vì hàng trăm ngàn chiếc xe hơi đậu bừa bãi bên lề đường và sau đó chủ nhân của chúng say xỉn chạy lạng quạng trở về nhà. Tòa án New Delhi đã ra lệnh cấm làm đám cưới tại công viên và diễu hành trên đường phố.
Ối trời ơi, đám cưới thế nay thì có mà đi ăn mày thui.Tiền tổ chức cưới thì nhiều mà tiền mừng thì ít (ít hơn VN ạ) Mà theo em biết thì không phải ai cũng đòi hồi môn đâu. Mình có vài người bạn trai Ấn bày tỏ lấy hồi môn của nhà gái là lệ ích kỉ tham lam,các anh này dám chắc không lấy nhà gái xu nào. Nhưng đa số vẫn lấy của hồi môn nhỉ. Rõ khổ phụ nữ.
Trả lờiXóa@Kathya: Đúng rồi bạn ạ. Không phải ai cũng đòi của hồi môn, nhất là tầng lớp educated trẻ trẻ và sống ở các TP lớn. Nhưng số đó so với số còn lại thì vẫn là thiểu số!
Trả lờiXóaÔi cuối tuần này minh cũng đi An Độ để dự đám cưới của một chị bạn người Ân Độ, đám cưới được tổ chức trong 3 ngày với 1500 khach mời. Chắc là thú vị lắm! Nhưng đông thế thì ngột ngạt thật!
Trả lờiXóa@Tuanoanh: Bạn dự đám cưới đó xong nhớ về kể cho mọi người nghe thực tế với nhé?
Trả lờiXóaShow off chu khong phai show up ban a
Trả lờiXóaThanks bạn. Đã sửa lại cho đúng rồi nha
Xóa