Trang

Thứ Hai, 3 tháng 1, 2011

Những thông tin về Ấn Độ cho những ai chưa đến (Phần 1)


Có thể ai cũng biết Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ 2 trên thế giới (và còn có thể vượt cả TQ trong tương lai không biết chừng!), nhưng có thể còn nhiều điều về Ấn Độ mà nhiều người chưa biết đến.
Ấn Độ có lịch sử hơn 5000 năm với rất nhiều thăng trầm. Nền văn minh sông Hằng là một trong những nền văn minh lâu đời nhất trên TG.
Trước 1947 Ấn Độ là thuộc địa của Anh, sau đó nhờ sự dẫn dắt của Mahatma Gandhi bằng chủ nghĩa bất bạo động, Ấn Độ giành độc lập mà không mất hòn tên mũi đạn nào. Tuy nhiên, Ấn Độ bị tách làm 3 – Ấn Độ hiện tại, Pakistan (của người Hồi giáo) và Bangladesh.
Ấn Độ có 28 bang và là quốc gia dân chủ (democratic) lớn nhất TG. Hơn 8000 km bờ biển là một thế mạnh lớn của Ấn Độ trong ngành du lịch và hàng hải.
Mật độ dân số là 324 người/km2.
Tỉ lệ biết chữ TB là 65.38%, trong đó 75.85% đối với nam giới và 54.16% đối với nữ. Ấn Độ có 259 trường ĐH và rất nhiều các học viện đạo tạo khác nhau, 1058 trường CĐ dạy nghề.
Ấn Độ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới trong các ngành: phim ảnh, dệt may, sữa, gia súc, số lượng bưu điện và số chi nhánh ngân hàng.
Tuy nhiên Ấn Độ có hơn 300 triệu người thất nghiệp (theo như CBSE).
Về ngôn ngữ: Có rất nhiều ngôn ngữ được sử dụng ở Ấn Độ, nhưng tiếng Anh và tiếng Hindi được sử dụng phổ biến nhất. Số lượng người nói tiếng Anh rất nhiều, thế nên bạn không phải lo gì khi đi du lịch tại đây. Kể cả một số lái xe rickshaw cũng có thể nói và hiểu tiếng Anh (chủ yếu là giá tiền và địa điểm). Tấng lớp elite thì tiếng Anh gần như là mother tongue.
Tôn giáo là trung tâm trong cuộc sống của người Ấn. Hầu như mở đầu câu chuyện nào giữa 2 người mới quen cũng là câu hỏi mày theo tôn giáo nào? Chủ yếu là đạo Hindu (672 triệu người), sau đó là đạo Hồi (95,2M), đạo Thiên chúa giáo (19M), Sikhs (16,3M), đạo Phật, đạo Jainism… Ngay cả đến công sở bạn cũng có thể gặp những người có các vết đỏ trên trán – tức là họ vừa đi cầu nguyện ở temple nào đó về. Cổ tay ai cũng có một món gì đó mang tính chất tôn giáo – Người Sikh là vòng tay kim loại, người Hindu là các vòng tay bằng len đầy màu sắc – mỗi dây tượng trưng cho 1 người thân ở xa.
Đàn ông đeo khuyên tai là chuyện rất bình thường. Phụ nữ thì dùng rất nhiều đồ trang sức, từ nhẫn ở ngón chân (của những phụ nữ đã married), lắc chân, eo, cổ, tai, tay. Phụ nữ vừa cưới đeo rất nhiều vòng tay ở cả 2 tay – có lẽ đến hàng trăm cái. Sau 45 ngày kể từ ngày cưới họ mới bỏ bớt số vòng tay đó đi. Thế nên ngành trang sức ở Ấn Độ rất phát triển.
Một gian hàng trang sức ở gần Palika bazzar
XH Ấn Độ vẫn tồn tại đẳng cấp. Một cách đơn giản nhất để phân biệt những người này dựa vào màu da và độ to béo. Những người đẳng cấp cao thường có màu da sáng hơn (white collar) và to béo hơn. Những người đẳng cấp thấp thường có màu da ngăm hơn và gày gò hơn rất nhiều.
Theo số liệu mới nhất đưa trên tờ Times of India thì số lượng người sống ở các khu ổ chuột là hơn 92 triệu người và có thể tăng lên đến 100 M trong vòng 5 năm tới. Điều kiện sống tại các khu ổ chuột này thì thật sự khó tưởng tượng nếu không trực tiếp chứng kiến – Không có bất cứ một vật dụng gì ngoài một tấm bạt căng làm lều và mấy cái nồi, chảo để nấu ăn. Không WC, không điện, không nước, không tất cả mọi thứ khác! Nhìn trẻ con ở các khu slum này chơi đùa ngoài vỉa hè chỉ trần như nhộng hoặc chỉ có mỗi một manh áo bẩn thỉu mà tim mình thắt lại! Nhưng những người dân ở đẳng cấp cao hơn họ coi đó như là 1 mặc định and nonsense! 
Hình ảnh 1khu ổ chuột ngay cạnh bờ sông Yamuna ở Delhi
Người Sikh – là những người quấn khăn trên đầu (giống như thủ tướng hiện tại của Ấn Độ), tập trung nhiều ở bang Punjab  và Haryana (có thủ phủ là thành phố Chandigarh xinh đẹp, giàu có nhất so với các TP khác). Kể cả cảnh sát hay bộ đội họ vẫn quấn turban như thế mà không phải đội mũ đồng phục của cảnh sát như những người khác. Người Sikh có 5 rules mà phải theo từ lúc đẻ ra: 1. Không bao giờ cắt tóc; 2. Luôn mang theo lược nhỏ; 3. Luôn mang theo dao găm nhỏ bên người; 4. Luôn mặc inner garment; 5. Đeo vòng tay kim loại. Riêng cái khăn quấn trên đầu của những người đàn ông trưởng thành có độ dài đến 4,5 – 5m và họ có cách quấn tóc gọn gàng trên đỉnh đầu rất hay. Trẻ em và thanh niên có thể chỉ quấn 1 cái khăn mỏng được làm như cái chụp tóc. Người Sikh thường là người thuộc đẳng cấp cao, giàu có và được ví như người Do thái ở Châu Âu.
Mức sống: ở các thành phố thì tương tự như HN hay HCM, nhưng sự chênh lệch giữa người giàu và người nghèo rất rất lớn. Giá cả thực phẩm trong các siêu thị hoặc chợ (Bazzar) thậm chí còn rẻ hơn ở HN (có thể do ngành nông nghiệp của họ phát triển hơn nên giá rẻ hơn). Rau ở Delhi cũng same same như rau ở HN, nhưng chủ yếu là các loại củ, quả (khoai tây, hành, củ cải, carot, bí, cà tím, mùi,…). Duy nhất 1 lần thấy bán rau muống ở ngoài chợ gần khu slum!
½ dân số Ấn Độ ăn chay và ăn chay được coi là upper caste. Đặc biệt như bang Gujarat thì hơn 90% dân số ăn chay nên tỉ lệ trẻ em bị suy dinh dưỡng rất cao. Bang này có cả 1 UB tăng cường dinh dưỡng cho TE. Thế nên việc tìm được 1 nhà hàng phục vụ đồ ăn Non-Veg ở AhmedabẤn Độ là vô cùng khó. Món hành tây sống là món hàng ngày trong bữa ăn của người Ấn.
Thịt bò và thịt lợn hầu như là khó tìm (vì lý do tôn giáo của người Hindu coi bò là Mother, người Hồi thì ko ăn thịt lợn do họ cho lợn là con vật bẩn thỉu). Thịt gà là món thịt chủ yếu. Người Ấn có cách làm thịt gà rất gọn – chặt đầu, chặt chân, lột da và bỏ nội tạng rồi chặt miếng nấu carry. Người bán gà ở ngoài chợ hoặc ngoài vỉa hè chỉ có duy nhất dụng cụ là 1 cái thớt và 1 con dao. Rất gọn nhẹ và đơn giản. Gà công nghiệp thì toàn loại chỉ hơn 1kg, mà mọi người vẫn đùa là babe chicken!  
Mua đồ ăn, thức uống ở dọc đường hay ở nhà ga, điểm tham quan không sợ bị chặt chém vô lý như ở VN vì tất cả đều có giá in sẵn trên bao bì. VD:  1 chai Aquafina 1lit có giá là 15rs, nếu mua chai ướp lạnh thì có giá 17 Rs. Kem Wall’s hay Coke hay bim bim cũng tương tự. Cái này dễ chịu hơn ở VN.
Phương tiện đi lại trong TP tiện lợi nhất là xe rickshaw (tuk tuk) hoặc xe đạp kéo. Ở Delhi thì rickshaw chạy bấm đồng hồ (như taxi), Nhưng ở các nơi khác thì bạn phải mặc cả trước khi đi. Nhưng nói chung là rẻ hơn taxi và xe ôm ở HN!
Tàu hỏa tại đây là loại đường ray rộng nên chạy rất êm. Nếu đi tàu hỏa Express thì được phục vụ ăn uống liên tục. Tàu thường thì không có dịch vụ ăn uống gì hết, nên chú ý mang theo đồ ăn thức uống nếu không muốn bị chết đói! Nhà ga tàu hỏa thì cực kỳ rộng lớn với rất nhiều làn tàu, có rất nhiều cầu vượt và có đánh số các terminal và số toa ở trên waiting lane. Bạn đợi ở đúng terminal và đúng coach thì việc lên tàu rất dễ dàng và nhanh chóng. 
Thức ăn trên tàu Express
 Xe bus trong TP như Delhi có 2 loại: Loại thường giá rẻ hơn và không có máy lạnh; loại có máy lạnh thì giá đắt hơn.
Metro ở Delhi: thường rất đông (nhưng chắc ko đông như Tokyo), nhưng có toa dành riêng cho phụ nữ (xe bus cũng có loại dành riêng cho phụ nữ) để tránh nạn quấy rối TD. Có thể mua vé trực tiếp hoặc mua thẻ đi tàu – giống như cái thẻ ATM nhưng được tích sẵn 1 số tiền trong đó, mỗi lần cà thẻ để đi thì bị trừ dần, hết thì có thể nạp thêm tiền giống như ĐTD Đ. Nhà ga Metro trung tâm ở Dehli ngay bên dưới khu Connaught Place.
Dịch vụ nói chung tại Ấn: khá thân thiện và nhiệt tình. Người bán hàng tại các chợ thì thôi rồi là khéo mồm. Chèo kéo khách nhưng rất khéo: Just see, ma’am. Try, no charge, ma’am. Sir, have a look around my shop… Một điều ma’am, hai điều Sir. Hic, dễ chịu hơn các shop ở Hà Nội tỉ lần!
Ở các chợ hay shopping mall, các cơ quan, công sở, nhà máy hầu như toàn nam giới, kể cả người mua lẫn người bán. Do phụ nữ Ấn Độ chủ yếu chỉ ở nhà chăm sóc gia đình. Ở các TP lớn tỉ lệ nữ giới đi làm cao hơn các vùng nông thôn.
Chợ Nehru Place


Palika Bazzar

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét