Trang

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Du lịch Tây Tạng – ngày 2: Làm quen với độ cao 3500m và không khí loãng

Lhasa (Thủ phủ của Tibet) nằm ở độ cao 3500m, không khí loãng, ban đêm loãng hơn ban ngày nên dân xứ đồng bằng đi lên đó hay gặp shock. Trước khi lên Lhasa, tourguide đã phát thuốc Acetazlolamid dặn mỗi ngày uống 1 viên/chia 2 lần vào sáng và tối để giúp giảm các triệu chứng do không khí loãng gây ra. Tác dụng phụ của thuốc là làm tê đầu chi và lợi tiểu. Tuy nhiên không vì phản ứng phụ mà không uống, vì những tác động của không khí loãng đến sức khỏe còn lớn hơn. 

Đến sân bay Lhasa lúc 2pm, trời nắng trong veo, không một hạt bụi, nhìn các thứ ở khoảng cách rất xa nhưng rất rõ. Sân bay nhỏ hơn Chengdu, nhưng gọn gang sạch sẽ, lấy hành lý nhanh gọn. Đây là sân bay quốc tế duy nhất trong số 5 sân bay ở Tây Tạng. Tuy gọi là sân bay quốc tế nhưng chỉ có duy nhất chuyến bay nước ngoài  từ Kathmandu (Nepal) hạ cánh ở đây. Còn lại đều là các chuyến bay từ các sân bay của Trung Quốc đến.

Check out, lấy hành lý rồi ra xe, có tourguide người Tạng đón đoàn, tặng mỗi người 1 cái khăn cát tường (theo truyền thống đón khách của người Tạng). Sau đó, tourguide dặn mọi người treo, buộc cái khăn đó ở các địa điểm linh thiêng (tu viện, hồ thiêng…). 

Xe đi về trung tâm Lhasa cách sân bay 70km. Đường đẹp như dải lụa, với 8 làn xe, hai bên đường cao tốc đều có hàng rào để ko có người hay động vật đi lăng xăng qua đường như cao tốc VN. Lúc này là lúc bắt đầu thấy bất ngờ với hình ảnh 1 Tây Tạng hiện đại và được quản lý chặt chẽ chứ không phải là 1 vùng đất với những con đường ngoằn ngoèo, nhà nhỏ, phố nhỏ cũ kỹ như đọc trong sách (toàn sách của những người viết từ cách đây hàng thế kỉ!).
Mọi người được dặn ít hoạt động, làm gì cũng nhẩn nha từ tốn để cơ thể điều chỉnh với độ cao và không khí loãng. Tim đập nhanh, 2 bên thái dương cảm giác rần rật, hơi nhức đầu. Trên xe có trữ các bình oxi nhỏ để dùng trong trường hợp khách bị shock, tuy nhiên đoàn mình không có ai phải dùng đến!





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét