Trang

Thứ Tư, 6 tháng 7, 2016

Du lịch Tây Tạng: Các điểm tham quan tại Lhasa

Sẽ có 3 ngày ở Lhasa để thăm thú các điểm du lịch nổi tiếng.

Thăm các Tu viện nổi tiếng: Potala, Drepung,  Sera và tu viện linh thiêng nhất trong quan niệm của người Tạng: Jokhang. Trong 4 Tu viện này thì Jokhang và Potala ở gần nhau, ngay trong khu phố chính, có thể đi bộ từ từ chỗ nọ sang chỗ kia. Jokhang ở ngay cuối trung tâm mua sắm Parkhor, khá đông đúc. Ngay đối diện Jokhang người Tàu đang xây 1 trung tâm mua sắm cao tầng hiện đại:

Ảnh chụp từ tầng thượng của Tu viện Jokhang - phía xa là Potala
Bên trong Tu viện Jokhang 

Thăm cung điện Potala thì phức tạp hơn. Potala từng là nơi ở của các Daila Latma – Người đứng đầu Tây Tạng cũ cả về tôn giáo lẫn chính trị (gọi là chính giáo hợp nhất). Cung điện gồm 999 căn phòng, lưu trữ rất nhiều các pho tượng quý hiếm, được khảm hoặc làm từ rất nhiều vàng bạc đá quý kim cương… Hiện tại muốn vào Potala khách du lịch phải được cty du lịch đăng ký lịch thăm viếng từ trước, sau đó BQL sẽ sắp cho 1 khoảng thời gian được vào (ko phải cứ đến nơi là được vào nha!). Khách DL nước ngoài phải mang theo hộ chiếu, hành lí mang theo ko được phép có kim loại, không chất lỏng, qua đâu đó 3,4 cửa kiểm tra an ninh, gồm ktra scan, ktra vé, ktra passport, và bị giới hạn giờ tham quan bên trong chỉ là 1 tiếng. Nếu đoàn nào ra muộn là tourguide phụ trách sẽ bị phạt và rút giấy phép. Đường lên tham quan thì chỉ đi theo 1 chiều, ko bị va chạm người lên người xuống, khá quy củ. Khách DL cứ vừa leo vừa thở. Đi lên phần Bạch Cung rồi sang Hồng Cung, rồi đi xuống theo đường khác. Tất nhiên là số lượng phòng, ban thờ mà khách DL được phép đi qua chỉ là rất nhỏ so với số lượng phòng thật sự của Cung điện.



Trước đây Cung điện có tới hàng ngàn tu sĩ nhưng hiện tại chỉ còn khoảng 20 người, là côgn chức nhà nước TQ, mặc áo đỏ của tusĩ nhưng công việc chính có lẽ là châm dầu thắp nến và đổi tiền lẻ cho khách muốn cúng dường! Không hề có bất cứ dấu hiệu hoạt động tâm linh nào được thực hiện bởi các nhà sư trong các phần mà khách DL được phép đi qua.
(Bạn nào muốn xem nhiều ảnh của Potala cũng như lịch sử Potala thì đọc topic của bạn  này: 
http://www.vnphoto.net/forums/showthread.php?t=68381&page=8)
Đứng trên Potala nhìn ra phía hông là hồ nước và côgn viên - Lhasa phía người Hán ở rất hiện đại 
Ngay cửa chính của Potala người Tàu đặt 2 con Sư tử đá rất to (rất tiếc đi hôm mưa nên ko chụp ảnh được), chắc để trấn yểm! Còn đối diện Potala sang bên kia đường Beijing là quảng trường có cây cột dựng rất cao (chắc cũng để trấn yểm nốt) và màn hình rất lớn phát hình ảnh và các hoạt động của Tập cận Bình!) 


Tu viện Sera cách trung tâm Lhasa tầm 20km, nằm dựa lưng vào 1 ngọn núi.


Tu viện Drepung cách TT Lhasa tầm 30km, phải đi xe bus.

Đường vào Tu viện Drepung, leo lúc đầu khá mệt do thiếu oxi 


Một phần tu viện Drepung 


Các điểm này đều phải qua cửa kiểm soát an ninh, qua máy scan đồ cá nhân, cảnh sát cầm máy scan rà hết qua người 1 lượt và mua vé mới được vào trong.
Đặc điểm chung là đều đi theo vòng tròn kora (đi từ trái qua phải), đi vào 1 đường và ra 1 đường.
Các Tu viện ở Tây Tạng thường rất kín, nhiều chỗ ngộp thở, có lẽ do ở xứ lạnh nên họ xây dựng phù hợp với khí hậu, họ ko đốt nhang (rất ít chỗ có đốt trầm or trắc bách diệp) bên trong chỉ đốt nến bằng mỡ trâu Yak. Người dân ở đây cúng dường bằng tiền hoặc mỡ trâu Yak, hay gặp nhất là các bà các mẹ cầm 1 cái phích chứa mỡ trâu, đi qua chỗ nào thắp nến thì mở phích ra rót ít mỡ trâu vào. Mỡ trâu khi cháy tạo ra chất bảo vệ các bức tranh, các ngôi tượng bên trong đền.
Gói trắc bách diệp 5 tệ - khách DL cho vào cái am đốt ngay ngoài cửa vào tu viện chứ bên trong ko có hương khói gì! 

Tiền cúng dường thì được dắt, dán, rải khắp nơi (trừ lối đi!), có lẽ do thói quen của người Tàu đem vào! Không rõ bao lâu thì họ đi thu một lần nhưng nhìn chỗ nào cũng thấy tiền lẻ. Như rác!
Bên trong các tu viện không được phép chụp ảnh.
Các Tu viện ở Tây Tạng thường thờ rất rất nhiều các vị bồ tát, phật, rồi các hóa thân…nhiều đến nỗi chắc dân tu sĩ chuyên nghiệp cũng khó mà nhớ hết tên các vị được thờ! Tất cả các tượng thường đặt cao chót vót, ở bên trong cửa kính hay hàng rào bảo vệ, muốn khấn nguyện gì thì đứng từ xa vái vọng rồi đi vòng quanh chân tượng hoặc đi vòng quanh căn phòng có nhiều tượng. Các tượng có thể đặt theo nhiều hướng trong 1 phòng, có tượng lại chứa nhiều tượng bên trong… nói chung là rất rất nhiều tượng, với nhiều kích cỡ, và luôn luôn phải chiêm ngưỡng từ xa. Nhìn chung, đi thăm các Tu viện này giờ giống như đi thăm bảo tàng phật giáo Tây Tạng hơn là được đắm chìm trong không khí linh thiêng của tôn giáo như được mô tả trong sách!
Khi hỏi tourguide người Tạng thì được biết số lượng tu sĩ thực sự tại các tu viện này còn rất ít, chủ yếu là government officers mặc áo tu sĩ!

Vườn Tranh biện (Debate Garden) nổi tiếng ở Tu viện Sera hiện ko có một bóng tu sĩ nào! 


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét