(Paste lại từ fb, cái này viết lúc ở Delhi được 3 tuần)
Thế là vừa tròn 3 tuần ở New Delhi, cũng là 3 tuần xa Hà Nội thân thương. 3 tuần đủ để lượn quanh một số địa danh tham quan nổi tiếng như Lotus Temple, khu tưởng niệm Gandhi, Monument, India Gate, đền Askhadamn và một số shopping mall, một số khu chợ nổi tiếng của Delhi. Delhi dễ gần, dễ thương và dễ “nghiện” bởi những đặc điểm không lẫn vào đâu của mình.
Này nhé, vào các chợ hoặc các khu mua sắm, hoặc bất cứ các địa điểm công cộng nào, bạn phải qua security check bao gồm: Luggage scan, security gate, body scan (luôn có ít nhất 1 nam và 1 nữ). Bạn đã sẵn sàng chưa?
½ dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên họ kiêng rất nhiều loại thịt. Chợ thì thấy bán chủ yếu là thịt gà công nghiệp (loại chỉ hơn 1kg) và cá. Siêu thị Big Bazaar – một chuỗi siêu thị giá rẻ nổi tiếng tại đây – cũng không hề bán thịt cá, chỉ có đồ khô và đồ rau củ quả là nhiều. Người Ấn làm gà rất đơn giản, chỉ lột da, bỏ chân, bỏ đầu rồi chặt miếng là xong. Mua cái gì ngoài chợ cũng phải mặc cả y như chợ Hà Nội. Chợ dành cho khu dân nghèo thì giá rẻ hơn so với Hà Nội, và nhem nhuốc hơn rất nhiều các chợ đuổi, chợ chạy ở Hà Nội. Ngô nướng bán ngoài chợ được bôi một lượt muối, ăn mặn mặn, giá chỉ tầm 1,5K/bắp. Khoai tây chỉ tầm 7K/kg – rẻ bằng ½ giá khoai tây ở HN. Rau chủ yếu là các loại quả, củ như ớt, đậu bắp, carot, cà chua, cà pháo, hành, bí đỏ, bí đao, không thấy loại rau lá nào. Cà tím ở đây to như quả bưởi 5 roi! Hoa quả ở Delhi mùa này chủ yếu là táo, lê, chuối, ổi, đu đủ, cam – nói chung không phong phú như ở Hà Nội.
Đối lập với các chợ họp vào chập tối ở các khu dân nghèo, các shopping mall dành cho người giàu thì cực kỳ xa hoa, hào nhoáng và hoành tráng. Khu shopping mall nào cũng to rộng vật vã chứ không chỉ gọn gọn, xinh xinh như Tràng Tiền Plaza, Parkson hay Vincom ở Hà Nội.
Đồ ăn buffet của Ấn Độ cũng rất ít thịt, chủ yếu là đồ chay và rất nhiều món nước, như cháo hoặc súp ở VN, rất nhiều màu sắc do sử dụng nhiều gia vị khác nhau – ăn buffet rất bất tiện. Sau bữa tiệc tại khách sạn 5 sao do Bộ Ngoại giao Ấn Độ tổ chức dành cho các du học sinh thuộc chương trình ITEC, mình thấy kiểu buffet của VN vẫn hợp lý hơn, nhiều đồ khô hoặc xiên để khách dễ chọn, dễ ăn, không lem nhem tay và quần áo nếu chẳng may rớt ra ngoài, cũng tiện ăn khi đứng hoặc đi lại.
Các loại nước quả đều có vị mặn, vì dân Ấn hay dùng nước hoa quả với muối chứ ko phải với đường hay sữa như dân Việt.
Phụ nữ ở đây hầu như chỉ đi dép xỏ ngón và mặc áo truyền thống trong khi các chàng trai mặc sơ mi lịch sự và rất đẹp. Thói quen đi dép xỏ ngón ở đây có lẽ tất cả các công ty nước ngoài đều phải làm quen và chấp nhận vì đó như 1 phần văn hóa bản địa rồi. Đang tưởng tượng là một cô nhân viên xinh đẹp làm việc trong 1 tòa nhà lộng lẫy ở HN hay HCM mà đi dép xỏ ngón thì trông sẽ lạc lõng và buồn cười đến thế nào!
Người bán hàng bất kể ngoài đường hay trong shop chủ yếu là nam giới, rất ít người bán hàng là phụ nữ. Phần lớn phụ nữ chỉ ở nhà chăm sóc nhà cửa, con cái.
Một buổi đến văn phòng Bộ Ngoại giao Ấn Độ phải qua cái cửa bé tẹo và một loạt cảnh sát đứng gác, tất nhiên là khách phải qua máy scan trước khi vào sảnh chờ. Ngồi chờ ở sảnh một lúc thấy xung quanh rất nhiều cảnh sát súng ngắn súng dài đi lại loanh quanh. Một lúc sau có 1 madam đưa vào cho nhóm 2 cái chìa khóa nhà vệ sinh ở ngay bên cạnh, nói là ai có nhu cầu đi vệ sinh thì dùng chìa khóa này mở cửa, dùng xong lại khóa vào! Hic, lại một điều khó hiểu nữa: làm gì mà trong văn phòng bộ Ngoại giao phải khóa hết cả cửa nhà vệ sinh lại, khách có muốn đi vệ sinh 1 cái thì lại phải mượn chìa khóa rồi mới đi được! Hic hic…một kinh nghiệm thú vị.
Có một điều khác biệt nhất với HN đó là trông tòa nhà nào cũng buồn tẻ và ảm đạm như bỏ hoang vậy, trong khi thực tế thì có rất nhiều người sống hoặc làm việc trong đó.
Ở đây cảm giác như người dân chả việc gì phải chen lấn từng cm đất như ở HN hay HCM gì hết, đường nào cũng thoải mái mở rộng khi cần vì ven đường có vỉa hè rất rộng trồng rất nhiều cây. Các tòa nhà ven đường thì nằm tận sâu bên trong, cách đường một khoảng vườn nữa. Có nhiều phố trong trung tâm New Delhi có 2 hàng cây ở vỉa hè như phố Phan Đình Phùng ở HN. Các loại cây ở đây rất giống ở Hà Nội, từ phượng, bằng lăng, hoàng lan, trúc đào, sữa, vạn tuế… Phố trong trung tâm Delhi có rất nhiều các vòng xoay, mỗi vòng xoay là một vườn hoa nhỏ được tỉa tót cẩn thận. Nói chung là chỗ nào cũng thấy cây cỏ, khỉ, chó, bò, sóc và chim. Các con vật đó có thể thoải mái sống lang thang ngoài phố mà chả ai đụng đến (trừ thỉnh thoảng bị chẹt xe).
Góc phố nào cũng có ít nhất 1 xe cảnh sát và vài ba chú cảnh sát đứng trực.
3 tuần nay mới nhìn thấy 1 cái taxi chạy rù rì ngoài phố, còn lại phương tiện công cộng chủ yếu là xe metro, cab, tuckshaw và xe đạp kéo. Các siêu thị, hay bất cứ cửa hàng tạp hóa nào cũng chỉ bán vài loại sữa chua, chỉ có vài loại sữa bột đóng hộp dành cho người bệnh và trẻ con. Sữa tươi được bán ở các hiệu tạp hóa ngoài phố, người Ấn uống sữa rất nhiều (sản lượng sữa của Ấn Độ đứng thứ 2 trên thế giới).
Delhi cấm thuốc là và rượu bia ở tất cả các nơi công cộng. Vì thế mà rất khó tìm thấy chỗ nào bán thuốc lá và rượu bia tại đây. Quán café cũng không dễ tìm như ở HN, café chỉ có trong các shopping mall và thường là loại khách hàng tự phục vụ - tức là trả tiền, lấy đồ uống và tự mang về bàn. Nhà hàng chỉ dọn cốc chén bẩn, không bưng bê đồ cho khách.
Internet ở đây cực kỳ chậm, mạng đứt liên tục. Mạng Lan thì tốc độ thường xuyên là 10 Mbps! Điện cứ thỉnh thoảng lại cắt. Đường phố cũng ngổn ngang sửa chữa, làm mới cho kịp Common Wealth Games (y như Hà Nội gấp rút sửa chữa đường xá, vỉa hè cho dịp Đại lễ vậy).
Điện thoại di động ở đây khá rẻ nhưng thủ tục đăng ký rất chặt chẽ. Người nước ngoài phải có ảnh + bản photo hộ chiếu, điền đầy đủ thông tin vào mấy tờ đơn mới được active số. Mỗi lần nạp tiền bị trừ 8% phí dịch vụ. Nếu không muốn bị trừ phí thì phải nạp gói full credit (350rs/lần).
Các khu tham quan hầu hết là miễn phí nhưng bạn đều phải đi chân trần vào bên trong (trừ India Gate), nhiều nơi không cho mang máy ảnh, máy quay phim. Địa điểm nào cũng có nơi gửi giày dép rất kín đáo nhưng hiệu quả - đó là một tầng hầm – chỉ có cái mái hơi nhô lên nên không hề phá vỡ cảnh quan của khu thắng cảnh. Phí gửi giày là 1rs/lần.
Đấy là một số điểm nổi bật của Delhi so với Hà Nội và HCM. Hi vọng sẽ có thêm các kinh nghiệm thú vị khác sau các chuyến tour study.
Thứ Sáu, 26 tháng 11, 2010
Thứ Năm, 25 tháng 11, 2010
Kinh nghiệm du học Ấn Độ theo chương trình học bổng ITEC
Chương trình Hợp tác kinh tế kỹ thuật của Ấn Độ (ITEC) được thực hiện từ năm 1964, là một chương trình chia sẻ với các nước đang phát triển những thành quả của Ấn Độ về phát triển kinh tế, xã hội và công nghệ. Các chương trình đào tạo được thực hiện tại 42 học viện, trường đại học danh tiếng trên khắp ẤN Độ. Hằng năm Việt Nam được cấp khoảng 75 suất học bổng theo chương trình này. Từ năm 1996 đến nay đã có gần 400 học viên Việt Nam theo học. Các lĩnh vực trong chương trình ITEC gồm: Công nghệ thông tin, Tiếng Anh, Quản lý, Báo chí, Ngân hàng, Viễn thám, Phát triển nông thôn, Đào tạo giáo viên, Quản lý lao động, Nghiên cứu dược và sư phạm dược, Thiết kế công cụ, Quản lý gia cầm, Kiểm soát chất lỏng, Nghiên cứu thống kê, Công nghiệp nhỏ, Quản lý vật liệu, Nghiên cứu dệt may, Phát triển nguồn nước…
Là một trong số các học viên của chương trình này, tham gia khóa đào tạo 8 tuần tại Niesbud, Noida, mình rút ra một số kinh nghiệm du học tại Ấn Độ theo chương trình ITEC như sau:
- Ngoài việc được trợ cấp tiền vé máy bay, tiền học, tiền ở, học viên còn được nhận Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Kể từ tháng 10/2010 thì tiền trợ cấp này được tăng từ 10.000 Rupee lên thành 25.000 Rs (tiền ăn nằm trong số này). Tùy từng trường mà số tiền ăn bị trừ hang tháng sẽ khác nhau. Tại Niesbud và EDI (Ahmedabad) thì họ tính tiền ăn 150rs/ngày, tính từ thứ 2 đến hết thứ 6; thứ 7 và CN chỉ có ăn sáng và ăn tối – bữa trưa bạn tự lo. Tuy nhiên, ở IAMR (Institute of Applied Manpower Research) thì charge 6.000 rs/tháng. IIMC (Indian Institute of Mass Communication) thì lại chỉ tính 4.000rs/tháng và học viên có thể chọn ăn tại nhà ăn hoặc nhận lại hết 25.000 rs/tháng để tự lo ăn uống.
- Trợ cấp sách vở: 1.000 rs/người/khóa. Bạn được phép mua sách ở bất kỳ hiệu sách nào bên ngoài và mang hóa đơn về thanh toán tại trường. Tuy nhiên các sách được thanh toán phải là sách phục vụ cho khóa học (Thế nên đừng mơ có thể mua Kama Sutra bằng trợ cấp của ITEC nhé?!!!)
- Khi đến và khi về sẽ có người của trường đưa đón tận sân bay.
- Trong chương trình học sẽ có tour study, thường là 2 tuần (đối với các khóa 6&8 tuần, không rõ với các khóa 4 tuần). Học viên sẽ được dẫn đi thăm các cơ quan, học viện, công ty, tổ chức ở một số thành phố của Ấn Độ và tất nhiên là được tham quan một số thắng cảnh nổi tiếng luôn (VD: Taj Mahal, Jaipur – Pink city, Đền Vàng, India Gate…). Học viên sẽ được bao tiền xe cộ và tiền khách sạn, tiền vé tham quan; ngoài ra bạn phải tự lo ăn uống.
Khóa HDR-EE của mình được đi 4 thành phố gồm: Agra, Jaipur, Chandigarh, Ahmedabad.
- 2 ngày cuối tuần học viên được tự do ra ngoài nhưng nếu đi qua đêm thì phải xin phép của trường.
- Buổi khai giảng bao giờ cũng là giới thiệu về khóa học, về trường, về các giảng viên chính của khóa học. Tiếp đó sẽ có khoảng 2-3 ngày để các học viên làm country prensentation. Bài Presentation này thường gồm 3 phần: 1. Country profile. 2. Organization. 3. About yourself and your expectation.
Hầu hết mọi người đều dùng slideshow nhưng cũng có nhiều bạn từ một số quốc gia Châu Phi vốn ít sử dụng máy tính thì các bạn chỉ nói thôi.
- Số lượng học viên đến từ vùng Châu Phi và Châu Á là chủ yếu. Vùng Châu Á thì tập trung nhiều nhất là từ Afganistan, Kirzigistan, Uzebekistan, Sri Lanka, Nepal. Hầu như khóa, học viện nào cũng có các bạn từ Afganistan. Khi nói chuyện với các bạn này thì nên tránh đề cập đến terrorism (mình đã từng nói đùa với 3 bạn Afgan cùng lớp về terrorism và bị các bạn giận, sau đó phải xin lỗi mãi).
- ½ Dân số Ấn Độ ăn chay cộng với việc Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo khác nhau nên họ kiêng thịt bò và thịt lợn. Như ở Niesbud thì chỉ có duy nhất thịt gà hoặc trứng trong 95% số bữa ăn, còn lại thỉnh thoảng lắm mới được ăn cá rán. Thịt gà thì toàn loại gà công nghiệp without leg! Nhìn họ chở cả xe thồ baby chicken bán ngoài chợ thì nhiều bạn của mình (và cả mình) tự động nhịn luôn! Nhập cuộc với ½ dân số Ấn Độ vậy!
- Mùa mưa thì muỗi nhiều kinh khủng. Không biết các vùng khác thế nào chứ Delhi có hang trăm ca sốt rét do muỗi, báo chí suốt ngày đưa tin về dịch muỗi Dengue.
- Rất nhiều học viên gặp vấn đề về đường ruột nếu ăn street food, thậm chí ngay cả ăn trong nhà ăn của trường.
Vì thế mà trước khi sang Ấn, mình recommend các bạn nên chuẩn bị một số thứ sau:
- Cờ - Nên mang loại có chân đế để có thể đặt trên bàn học trong suốt khóa.
- Chuẩn bị presentation từ nhà cho thật tốt.
- Mang theo national costumes – ít nhất 1 bộ - để mặc hôm làm presentation và hôm phát chứng chỉ tốt nghiệp.
- Nên mang theo đồ ăn khô như ruốc, xúc xích đề tránh bị suy dinh dưỡng.
- Mang theo kem bôi chống muỗi hoặc màn.
- Nếu như ở Niesbud thì phải tự mua cọ, hóa chất con vịt để tự cọ WC.
- Mang USB 3G để có thể sử dụng internet chủ động. Vụ internet và di động bên Ấn quản lý rất chặt chẽ nên photo sẵn passport và ảnh thẻ để có thể đăng ký sử dụng được ngay sau khi sang. Mang cả Headphone có micro để tiện sử dụng skype để gọi điện về nhà.
- Nên sử dụng thẻ Visa thay vì sử dụng tiền mặt vì việc thanh toán bằng thẻ rất tiện và được tính tỉ giá tốt hơn là đổi USD ra tiền mặt. Đổi tiền ở sân bay sẽ bị charge phí dịch vụ rất cao. Nếu đổi ngoài chợ thì có thể có tỉ giá cao hơn ở sân bay nhưng cũng thấp hơn tỉ giá niêm yết của ngân hàng rất nhiều.
- Nên mang ít quần áo vì Ấn Độ nói chung và Dehli nói riêng là thiên đường mua sắm, giá cả thậm chí rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều. Gặp mùa sale off thì cứ hàng hiệu mà mua cho sướng vì hàng hiệu ở Ấn Độ rất nhiều và thực sự là hiệu chứ không nhập nhèm như ở VN.
- Giữ passport và tiền kỹ càng, tránh để bị mất cắp.
- Mang theo một số quà đặc sản của VN (như ô mai) để liên hoan với các bạn trong lớp. Mang theo một số đồ lưu niệm nhỏ để tặng các bạn. Quà cho trường thì tùy, có thể có hoặc không. Khóa của mình cũng không có ai tặng quà cho trường hết. Nhưng các AC học ở EDI thì thấy chuẩn bị quà rất kỹ càng. Nếu tặng quà thì có thể dùng mấy thứ như: tranh thêu, sách ảnh về VN hoặc HCM.
- Nên mang namecard vì sẽ có rất nhiều dịp cần dùng đến namecard.
- Mang theo một số loại thuốc thông dụng như thuốc cảm, kháng sinh, berberin, cao dán.
Hi vọng những kinh nghiệm của mình có thể giúp được các bạn đang chuẩn bị lên đường.
Là một trong số các học viên của chương trình này, tham gia khóa đào tạo 8 tuần tại Niesbud, Noida, mình rút ra một số kinh nghiệm du học tại Ấn Độ theo chương trình ITEC như sau:
- Ngoài việc được trợ cấp tiền vé máy bay, tiền học, tiền ở, học viên còn được nhận Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng. Kể từ tháng 10/2010 thì tiền trợ cấp này được tăng từ 10.000 Rupee lên thành 25.000 Rs (tiền ăn nằm trong số này). Tùy từng trường mà số tiền ăn bị trừ hang tháng sẽ khác nhau. Tại Niesbud và EDI (Ahmedabad) thì họ tính tiền ăn 150rs/ngày, tính từ thứ 2 đến hết thứ 6; thứ 7 và CN chỉ có ăn sáng và ăn tối – bữa trưa bạn tự lo. Tuy nhiên, ở IAMR (Institute of Applied Manpower Research) thì charge 6.000 rs/tháng. IIMC (Indian Institute of Mass Communication) thì lại chỉ tính 4.000rs/tháng và học viên có thể chọn ăn tại nhà ăn hoặc nhận lại hết 25.000 rs/tháng để tự lo ăn uống.
- Trợ cấp sách vở: 1.000 rs/người/khóa. Bạn được phép mua sách ở bất kỳ hiệu sách nào bên ngoài và mang hóa đơn về thanh toán tại trường. Tuy nhiên các sách được thanh toán phải là sách phục vụ cho khóa học (Thế nên đừng mơ có thể mua Kama Sutra bằng trợ cấp của ITEC nhé?!!!)
- Khi đến và khi về sẽ có người của trường đưa đón tận sân bay.
- Trong chương trình học sẽ có tour study, thường là 2 tuần (đối với các khóa 6&8 tuần, không rõ với các khóa 4 tuần). Học viên sẽ được dẫn đi thăm các cơ quan, học viện, công ty, tổ chức ở một số thành phố của Ấn Độ và tất nhiên là được tham quan một số thắng cảnh nổi tiếng luôn (VD: Taj Mahal, Jaipur – Pink city, Đền Vàng, India Gate…). Học viên sẽ được bao tiền xe cộ và tiền khách sạn, tiền vé tham quan; ngoài ra bạn phải tự lo ăn uống.
Khóa HDR-EE của mình được đi 4 thành phố gồm: Agra, Jaipur, Chandigarh, Ahmedabad.
- 2 ngày cuối tuần học viên được tự do ra ngoài nhưng nếu đi qua đêm thì phải xin phép của trường.
- Buổi khai giảng bao giờ cũng là giới thiệu về khóa học, về trường, về các giảng viên chính của khóa học. Tiếp đó sẽ có khoảng 2-3 ngày để các học viên làm country prensentation. Bài Presentation này thường gồm 3 phần: 1. Country profile. 2. Organization. 3. About yourself and your expectation.
Hầu hết mọi người đều dùng slideshow nhưng cũng có nhiều bạn từ một số quốc gia Châu Phi vốn ít sử dụng máy tính thì các bạn chỉ nói thôi.
- Số lượng học viên đến từ vùng Châu Phi và Châu Á là chủ yếu. Vùng Châu Á thì tập trung nhiều nhất là từ Afganistan, Kirzigistan, Uzebekistan, Sri Lanka, Nepal. Hầu như khóa, học viện nào cũng có các bạn từ Afganistan. Khi nói chuyện với các bạn này thì nên tránh đề cập đến terrorism (mình đã từng nói đùa với 3 bạn Afgan cùng lớp về terrorism và bị các bạn giận, sau đó phải xin lỗi mãi).
- ½ Dân số Ấn Độ ăn chay cộng với việc Ấn Độ có rất nhiều tôn giáo khác nhau nên họ kiêng thịt bò và thịt lợn. Như ở Niesbud thì chỉ có duy nhất thịt gà hoặc trứng trong 95% số bữa ăn, còn lại thỉnh thoảng lắm mới được ăn cá rán. Thịt gà thì toàn loại gà công nghiệp without leg! Nhìn họ chở cả xe thồ baby chicken bán ngoài chợ thì nhiều bạn của mình (và cả mình) tự động nhịn luôn! Nhập cuộc với ½ dân số Ấn Độ vậy!
- Mùa mưa thì muỗi nhiều kinh khủng. Không biết các vùng khác thế nào chứ Delhi có hang trăm ca sốt rét do muỗi, báo chí suốt ngày đưa tin về dịch muỗi Dengue.
- Rất nhiều học viên gặp vấn đề về đường ruột nếu ăn street food, thậm chí ngay cả ăn trong nhà ăn của trường.
Vì thế mà trước khi sang Ấn, mình recommend các bạn nên chuẩn bị một số thứ sau:
- Cờ - Nên mang loại có chân đế để có thể đặt trên bàn học trong suốt khóa.
- Chuẩn bị presentation từ nhà cho thật tốt.
- Mang theo national costumes – ít nhất 1 bộ - để mặc hôm làm presentation và hôm phát chứng chỉ tốt nghiệp.
- Nên mang theo đồ ăn khô như ruốc, xúc xích đề tránh bị suy dinh dưỡng.
- Mang theo kem bôi chống muỗi hoặc màn.
- Nếu như ở Niesbud thì phải tự mua cọ, hóa chất con vịt để tự cọ WC.
- Mang USB 3G để có thể sử dụng internet chủ động. Vụ internet và di động bên Ấn quản lý rất chặt chẽ nên photo sẵn passport và ảnh thẻ để có thể đăng ký sử dụng được ngay sau khi sang. Mang cả Headphone có micro để tiện sử dụng skype để gọi điện về nhà.
- Nên sử dụng thẻ Visa thay vì sử dụng tiền mặt vì việc thanh toán bằng thẻ rất tiện và được tính tỉ giá tốt hơn là đổi USD ra tiền mặt. Đổi tiền ở sân bay sẽ bị charge phí dịch vụ rất cao. Nếu đổi ngoài chợ thì có thể có tỉ giá cao hơn ở sân bay nhưng cũng thấp hơn tỉ giá niêm yết của ngân hàng rất nhiều.
- Nên mang ít quần áo vì Ấn Độ nói chung và Dehli nói riêng là thiên đường mua sắm, giá cả thậm chí rẻ hơn ở Hà Nội rất nhiều. Gặp mùa sale off thì cứ hàng hiệu mà mua cho sướng vì hàng hiệu ở Ấn Độ rất nhiều và thực sự là hiệu chứ không nhập nhèm như ở VN.
- Giữ passport và tiền kỹ càng, tránh để bị mất cắp.
- Mang theo một số quà đặc sản của VN (như ô mai) để liên hoan với các bạn trong lớp. Mang theo một số đồ lưu niệm nhỏ để tặng các bạn. Quà cho trường thì tùy, có thể có hoặc không. Khóa của mình cũng không có ai tặng quà cho trường hết. Nhưng các AC học ở EDI thì thấy chuẩn bị quà rất kỹ càng. Nếu tặng quà thì có thể dùng mấy thứ như: tranh thêu, sách ảnh về VN hoặc HCM.
- Nên mang namecard vì sẽ có rất nhiều dịp cần dùng đến namecard.
- Mang theo một số loại thuốc thông dụng như thuốc cảm, kháng sinh, berberin, cao dán.
Hi vọng những kinh nghiệm của mình có thể giúp được các bạn đang chuẩn bị lên đường.
Thứ Tư, 24 tháng 11, 2010
Làm thế nào để chuẩn bị một bài Country paper hấp dẫn nhất?
Trong các khóa học ở nước ngoài hầu như buổi đầu tiên là dành cho các bạn đến từ các quốc gia tự giới thiệu về đất nước mình cũng như giới thiệu về bản thân để mọi người cùng biết qua về đất nước bạn.
Sau khi dự các buổi presentation của các bạn đến từ gần 20 quốc gia khác nhau, mình rút ra kinh nghiệm khi chuẩn bị bài country presentation hấp dẫn nhất thì bài giới thiệu nên có các mục sau:
- Diện tích (% núi, đồng bằng…), đứng thứ mấy trên thế giới.
- Time zone
- Currency
- Currencty convertion to USD:
- Climate: mấy mùa, đặc trưng
- Electric supply: VD: 220V, 50 Hz
- Population: ? thứ mấy trên thế giới/ tỉ lệ tăng dân số/năm
- Ethnics:
- Language
- Religion
- Life expectancy/
- GNI per capita
- Culture/ national costumes
- Cuisine: kể vài món phổ biến hoặc nổi tiếng nhất
- Sport: Môn nào phổ biến nhất, môn nào là thế mạnh ở các kỳ tranh tài KV, TG
- Media
- Capital
- Holidays
- Business hour
- Tourist places (kèm ảnh và vài thong tin cơ bản VD: kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp nhất, vịnh sâu nhất…)
- Main ports: marine port, airport
- Main cities
- Literacy/ Education
- Economic factors
- Major Manufacturing
- Banks
- Main Exports/Import
- Internet domain (VD: .vn)
- International dialling code: VD: +84
- Một số điểm mốc lịch sử, nhân vật lịch sử (VD: HCM, Ngô Bảo Châu), các bạn quốc tế vẫn nghĩ VN vẫn còn trong giai đoạn chiến tranh do thiếu thông tin nên tập trung vào mấy mốc lịch sử gần đây của VN: như 1945, 1954 (Điện Biên Phủ), 1975, 1986
- Nếu có thể thì gắn một bản nhạc của VN vào slide show. Hoặc khi giới thiệu về văn hóa, âm nhạc thì bật bài hát/đoạn nhạc nào đó lên.
Trong bài presentation của mình,mình dùng bài Bonjour Vietnam của Phạm Quỳnh Anh, mọi người ai cũng khen beautiful song!
Sau khi dự các buổi presentation của các bạn đến từ gần 20 quốc gia khác nhau, mình rút ra kinh nghiệm khi chuẩn bị bài country presentation hấp dẫn nhất thì bài giới thiệu nên có các mục sau:
- Diện tích (% núi, đồng bằng…), đứng thứ mấy trên thế giới.
- Time zone
- Currency
- Currencty convertion to USD:
- Climate: mấy mùa, đặc trưng
- Electric supply: VD: 220V, 50 Hz
- Population: ? thứ mấy trên thế giới/ tỉ lệ tăng dân số/năm
- Ethnics:
- Language
- Religion
- Life expectancy/
- GNI per capita
- Culture/ national costumes
- Cuisine: kể vài món phổ biến hoặc nổi tiếng nhất
- Sport: Môn nào phổ biến nhất, môn nào là thế mạnh ở các kỳ tranh tài KV, TG
- Media
- Capital
- Holidays
- Business hour
- Tourist places (kèm ảnh và vài thong tin cơ bản VD: kỳ quan thế giới, bãi biển đẹp nhất, vịnh sâu nhất…)
- Main ports: marine port, airport
- Main cities
- Literacy/ Education
- Economic factors
- Major Manufacturing
- Banks
- Main Exports/Import
- Internet domain (VD: .vn)
- International dialling code: VD: +84
- Một số điểm mốc lịch sử, nhân vật lịch sử (VD: HCM, Ngô Bảo Châu), các bạn quốc tế vẫn nghĩ VN vẫn còn trong giai đoạn chiến tranh do thiếu thông tin nên tập trung vào mấy mốc lịch sử gần đây của VN: như 1945, 1954 (Điện Biên Phủ), 1975, 1986
- Nếu có thể thì gắn một bản nhạc của VN vào slide show. Hoặc khi giới thiệu về văn hóa, âm nhạc thì bật bài hát/đoạn nhạc nào đó lên.
Trong bài presentation của mình,mình dùng bài Bonjour Vietnam của Phạm Quỳnh Anh, mọi người ai cũng khen beautiful song!
Thứ Ba, 23 tháng 11, 2010
Ahmedabad ngày 11-10-2010
Thăm học viện EDI - một nơi đã có rất nhiều học viên Việt Nam từng học tại đây |
Phục vụ rửa tay bằng nước nóng trước khi ăn |
(Thức ăn truyền thống của Ấn Độ trong nhà hàng Vintage)
Ăn xong, cả đoàn lên xe về thăm 1 cơ sở dạy nghề dành cho phụ nữ. Phố xá ở đây có mùi vị đặc biệt không lẫn vào đâu được. Bò đủng đỉnh đi lại giữa làn xe, ngoài ra còn có cả voi cũng chia sẻ đường phố với đủ loại oto, xe máy, xe đạp, xe tuckshaw. Từ tầng 2 của trung tâm dạy nghề, mình có thể nhìn sang các căn hộ ở khu nhà bên cạnh. Vẻ tồi tàn từ ngoài vào trong, mùi nhà vệ sinh nồng nặc khắp khu phố. Thế mới biết chất lượng cuộc sống của họ rất thấp.(Trong khu tưởng niệm Mahatma Gandhi tại Ahmedabad) |
4.30PM trả phòng khách sạn và ra bến tàu. 5.25PM tàu bắt đầu chạy. Đêm nay sẽ phải ngủ trên tàu để về Delhi. 14 tiếng cho gần 1000 km, trên tàu nằm – lại thêm 1 đêm trên tàu! Không biết đêm nay có ngủ được không đây. Sáng nay thức dậy từ 4AM sau đó không thể ngủ thêm được nữa. Crazy trip in India!
Ahmedabad ngày 10-10-2010
Lịch làm việc của người Ấn Độ rất khác với VN. Hơn 8AM ra phố vẫn chưa có gì là đông đúc lắm. 9AM các shop vẫn chưa mở cửa. 10AM mới bắt đầu nhộn nhịp, các cửa hàng mới mở cửa đón khách. Kể cả nhà hàng cũng chỉ mở cửa sau 9AM. Thế nên hôm nay phải đi từ 9AM thì chỉ có nước nhịn chờ đến lúc dừng ở đâu đó kiếm chai nước và gói biscuit thôi. Kể từ hôm đi tour đến nay mình ăn uống rất rất khác biệt so với lịch ăn uống thường ngày. Hầu như thức ăn chủ yếu là McDonald và Pizza. 2 hôm nay chịu khó gọi cơm ở Lalit Palace cho bữa tối. Hic,,, nhưng trộm vía vẫn khỏe mạnh nhất đoàn. Keep healthy, be stronger, more powerfull…
Suốt 3 ngày liền thăm viếng hết cơ quan này đến công ty khác. GCCI tiếp đón nồng nhiệt và cởi mở.
Thế nhưng có 1 điều mình thấy không ổn đối với 1 số bạn trong đoàn. Bạn Khin (Myamar) thì hay mặc váy ngắn, váy ren và áo 2 dây (loại chỉ dùng đi chơi tối) khoe một đống xương sườn và 2 cái chopsticks ngay cả những hôm đi gặp gỡ những cơ quan rất formal! Crazy Mashayo thì toàn mặc quần áo thể thao trông rất bất lịch sự. Tatiana thì toàn mặc 2 dây khoe đường cong căng mẩy. Các bạn hình như không chịu tìm hiểu văn hóa Ấn Độ trước khi đến đây thì phải. Phụ nữ ở đây có thể khoe eo nhưng họ không khoe ngực và xã hội Ấn Độ còn khá bảo thủ trong việc khoe da thịt nhiều như thế. Có thể họ sẽ thông cảm vì gọi là đoàn quốc tế nhưng họ sẽ có ấn tượng không hay về những người như thế. Hôm đi gặp bà chủ tịch cơ quan Women Empowerment của Gujarat – một phụ nữ cực kỳ đơn giản nhưng trông đầy quyền lực – Madam Fatima ngồi ngay trước mặt bà ấy mà dám ngủ gật. Thầy Raj ngồi cách đó 1 người cứ phải ngó lên trần nhà mỗi khi mấy vị đó nhìn vào Madam Fatima. Sau khi ra thang máy để đi về, thầy Raj nói “I will kill you, you make us be ashamed”. Thật đúng là phép lịch sự tối thiểu mà 1 người già đời như Madam Fatima, lại còn là Manager ở Bộ Thông tin và truyền thông Yemen, không biết thể hiện cho đúng. Hôm đó có lẽ ai cũng mệt vì đi tàu đêm, đến KS nhận phòng và nghỉ ngơi có 2 tiếng trước khi đi visit nhưng giá như Madam chọn chỗ ngồi ở phía sau thì còn đỡ, đằng này ngồi đối mặt với người ta mà ngủ li bì trong lúc các vị kia giới thiệu về cơ quan mình và giải đáp các câu hỏi của mọi người. Mình cũng thấy xấu hổ thay cho Madam Fatima.
2 hôm nay phải chọn phòng của Sake làm phòng tập Yoga vì KS này chẳng có sân, cũng chẳng có chỗ nào rộng rãi cả. Thế là 2 anh em tập trong không gian kín mít, không thể duỗi hết chân tay. Vuthy ngủ dậy sau và tập theo. Vậy là sau thời gian đầu hồ hởi, bây giờ chỉ còn duy có mình và Sake tập đều đặn. Mọi người khác love sleeping more than yoga!
Chiều qua bị bỏ lỡ vụ đi thăm nhà máy chế tác kim cương lớn nhất ở Gujarat chỉ vì Mashayo muốn mua 1 cái áo mới và mình bỏ thời gian ra mặc cả và tìm 1 cái phù hợp cho bạn ấy. Lúc lên khỏi Palika Bazzar thì thấy xe bus đã chạy. Thế là mình, Mashayo và Francis ngồi nói chuyện với mấy cậu bán hàng rong, mấy ông bảo vệ tòa nhà ở ngay cạnh đó một lúc lâu. Trời nắng như đổ lửa, oi bức ngột ngạt và bụi bặm. Mình chỉ muốn tìm 1 quán café để thư giãn nhưng ở đây làm gì có! Người Ấn hình như có rất ít thú tiêu khiển và giải trí. Chỉ có đi làm rồi về nhà, không café, không rượu bia thuốc lá, không night bars, không café, chỉ thỉnh thoảng thấy có Cinenam – hết! Hỏi thăm mãi được 1 nhà hàng có phục vụ nước hoa quả. Thế là kéo 2 bạn vào đó chiếm 1 bàn trong góc. Gọi nước quả và Pizza ngồi nhấm nháp. Trong nhà hàng có tất cả 6 ngôi mộ được quây bằng chấn song sắt xung quanh – lúc đầu mình lại tưởng đó là nơi dành cho trẻ con chơi! Giữa quán là 1 cái gốc cây ngả nghiêng – y hệt kiểu tiết kiệm diện tích ở HN, nhưng HN không có kiểu 6 ngôi mộ ở giữa 1 nhà hàng như thế. Francis nói tao sẽ viết về Crazy things in crazy India cho báo ở Congo! Ở nhà hàng, cả hội nói chuyện với 1 quý ông nói tiếng Anh rất chuẩn ở bàn bên cạnh. Sau đó ông chuyển sang ngồi cùng bàn. Ông gọi điện về KS để hỏi địa chỉ giúp vì cả bọn chỉ biết mỗi tên KS mà không biết địa chỉ ntn. Ông làm cho UB Pháp luật của Gujarat, 58 tuổi nhưng con trai mới có 4 tuổi vì ông bảo ông muốn chăm sóc bố mẹ mình đến khi họ chết rồi mới lập gia đình.
Ông mời 3 đứa về thăm nhà ngay gần đó. Thế là đi. Lúc thanh toán Francis lấy ra tờ 100 rs, Mashayo lúc nào cũng bận rộn với việc tìm hiểu hết cái nọ đến cái kia và chả bao giờ biết lúc nào là lúc thanh toán nên mình trả nốt số tiền còn lại. Trước đó lúc trả tiền kem và nước uống cũng vậy, 2 bạn cứ làm như việc trả tiền nghiễm nhiên là của mình! Thật không đáng ra mặt quý ông!
Đi bộ chừng 5 phút thì vào đến khu chung cư, vào thang máy lên lầu 4 thì vào đến nhà của quý ông kia. Ông mở cửa mời cả 3 vào nhà vì vợ và con trai đang ở nhà bố mẹ vợ. Ấn tượng đầu tiên là mặc dù ông ở giữa trung tâm của Ahmedabad nhưng chỗ nào cũng bẩn thỉu, lộn xộn, nền nhà cát dày chân. Ông dẫn đi thăm quan quanh nhà. Phòng bếp thì vô thiên lủng các loại nồi niêu xong chảo nhưng đầy cáu bẩn. Phòng ngủ y hệt cái ổ chuột! Phòng khách có 2 dãy ghế khá thoải mái nhưng đầy phân chim. WC bé tí tẹo ở chân cầu thang, cạnh nhà bếp, đối diện phòng ngủ. Phòng giặt ở ngoài hành lang phía trong. Chỗ nào cũng bụi bặm và bẩn.
Trong lúc 3 người nói chuyện và xem tivi ở trên lầu trên, mình đã muốn kiếm cái chổi để quét nhà giúp ông nhưng ngó quanh không hề thấy cái gì gọi là chổi quét hay gậy lau nhà! Thế là đành ngồi phủi cát ở chân vậy. Không biết các nhà khác thế nào nhưng theo mình đó là 1 ngôi nhà điển hình của người Ấn. Thật khác biệt so với VN! Đó có thể là 1 chuyến phiêu lưu thú vị trong crazy trip in India!
Buổi tối cả đoàn đi dự Gujarat Dance Festival – Festival lớn nhất thế giới, kéo dài 9 ngày đêm từ 7-16/oct. Đêm nay là đêm Biggest của mùa lễ hội. 6.30PM bắt đầu lên xe đi, không có gì trong bụng nhưng vì không có thời gian nên tất cả đều để bụng đói đi. Đường vào SVĐ của Gujarat University – nơi tổ chức – kẹt cứng nên phải mất gần 1 tiếng mới vào đến nơi. Ngay từ cửa đã có người của BTC dẫn vào chỗ dành cho khách mời (Leading Citizens). Dưới nền được trải thảm, ghế ngồi loại sofa lớn rất dễ chịu. Mỗi ghế họ để sẵn 3 cây nến gỗ và 1 bao diêm. Ngồi chờ khá lâu thì chương trình mới bắt đầu bằng bài diễn văn dài lê thê của 1 Madam. Bà nói bằng 2 thứ tiếng (Hindu và English) nên mất nhiều thời gian là phải. Sau đó là các màn quảng cáo của UB Du lịch Gujarat. Chờ thêm một lúc lâu, đến 9PM thì Hon’ble Chief Minister mới đến để bắt đầu buổi biểu diễn. Ông không phải đọc diễn văn gì dài dòng, chỉ làm mấy nghi lễ mở màn đơn giản và nhanh chóng. Sau đó là phần giới thiệu các Đại sứ của các nước tham dự buổi lễ (có Đại sứ Việt Nam và phu nhân).
Ngay sau đó là các màn biểu diễn rực rỡ đầy màu sắc và âm thanh vui nhộn của đủ các loại nhạc cụ của Ấn Độ. Không khí bắt đầu nóng lên. Các vũ công gắn các chuông nhỏ ở tay, eo và cổ chân nên mỗi bước nhảy của họ là các âm thanh vui nhộn vang lên. Âm thanh và ánh sáng của sân khấu chính cực đỉnh, không hề có một chút lỗi nào. 2 bên sân khấu chính là 2 màn hình cực lớn để dành cho khách mời ngồi ở 2 bên. Đoàn mình ngồi ở cánh gà phía phải nhưng có thể xem ở cả sân khấu lớn lẫn qua màn hình ở phía phải. Một buổi biểu diễn cực kỳ hoành tráng và cầu kỳ. Sau đó buổi biểu diễn kết thúc bằng màn đốt nến cầu nguyện – tất cả khách mời cùng đốt nến được chuẩn bị sẵn và lắc lư theo nhạc. Ngài Hon’ble Chief Minister và phu nhân cầm cả một khay nến chứ ko phải 1 cây nến như của khách mời. Màn cầu nguyện kết thúc thì đến phần bắn pháo hoa chừng 5 phút. Chương trình kết thúc lúc 10PM, ngài PM đứng dậy bắt tay tạm biệt các vị đại sứ, sau đó các vị ra về.
Đoàn mình phải chờ tầm nửa tiếng thì xe mới len lách đến được vì quá đông người. Về đến KS lúc hơn 11PM, bụng rỗng không vì gói biscuit mình mua hồi chiều đã bị các bạn ăn hết mà mình chưa kịp ăn cái nào.
Lại một điều mình thấy khó hiểu nữa là mấy bạn trong lớp ăn mặc khá khó hiểu. Khi đi thăm các cơ quan rất rất formal thì các bạn mặc 2 dây và ba lỗ hoặc mặc váy ngắn, trong khi đi dự Dance festival thì mặc kín mít (đặc biệt là Tati, Fatima và Kripa)! Tối nay có Khin mặc váy đẹp và phù hợp với festival. Suốt buổi lễ Francis và Mashayo khen mình Nice n beautiful – đúng là 2 bạn dẻo mỏ.
Little Mashayo bị mình gọi là Poor Mashayo khi cậu kể với mình (bằng cách viết tin nhắn trong điện thoại) về kỷ niệm nhớ đời với Khin. Hic hic… khổ thân cậu vì dám thử với 1 cô gái trinh trắng ở tuổi 33 như Khin! Chuyện này chắc không nên public thêm!
Thăm một temple của đạo Jainism |
Suốt 3 ngày liền thăm viếng hết cơ quan này đến công ty khác. GCCI tiếp đón nồng nhiệt và cởi mở.
Tại văn phòng Gujarat Chamber of Commerce and Industry |
2 hôm nay phải chọn phòng của Sake làm phòng tập Yoga vì KS này chẳng có sân, cũng chẳng có chỗ nào rộng rãi cả. Thế là 2 anh em tập trong không gian kín mít, không thể duỗi hết chân tay. Vuthy ngủ dậy sau và tập theo. Vậy là sau thời gian đầu hồ hởi, bây giờ chỉ còn duy có mình và Sake tập đều đặn. Mọi người khác love sleeping more than yoga!
Chiều qua bị bỏ lỡ vụ đi thăm nhà máy chế tác kim cương lớn nhất ở Gujarat chỉ vì Mashayo muốn mua 1 cái áo mới và mình bỏ thời gian ra mặc cả và tìm 1 cái phù hợp cho bạn ấy. Lúc lên khỏi Palika Bazzar thì thấy xe bus đã chạy. Thế là mình, Mashayo và Francis ngồi nói chuyện với mấy cậu bán hàng rong, mấy ông bảo vệ tòa nhà ở ngay cạnh đó một lúc lâu. Trời nắng như đổ lửa, oi bức ngột ngạt và bụi bặm. Mình chỉ muốn tìm 1 quán café để thư giãn nhưng ở đây làm gì có! Người Ấn hình như có rất ít thú tiêu khiển và giải trí. Chỉ có đi làm rồi về nhà, không café, không rượu bia thuốc lá, không night bars, không café, chỉ thỉnh thoảng thấy có Cinenam – hết! Hỏi thăm mãi được 1 nhà hàng có phục vụ nước hoa quả. Thế là kéo 2 bạn vào đó chiếm 1 bàn trong góc. Gọi nước quả và Pizza ngồi nhấm nháp. Trong nhà hàng có tất cả 6 ngôi mộ được quây bằng chấn song sắt xung quanh – lúc đầu mình lại tưởng đó là nơi dành cho trẻ con chơi! Giữa quán là 1 cái gốc cây ngả nghiêng – y hệt kiểu tiết kiệm diện tích ở HN, nhưng HN không có kiểu 6 ngôi mộ ở giữa 1 nhà hàng như thế. Francis nói tao sẽ viết về Crazy things in crazy India cho báo ở Congo! Ở nhà hàng, cả hội nói chuyện với 1 quý ông nói tiếng Anh rất chuẩn ở bàn bên cạnh. Sau đó ông chuyển sang ngồi cùng bàn. Ông gọi điện về KS để hỏi địa chỉ giúp vì cả bọn chỉ biết mỗi tên KS mà không biết địa chỉ ntn. Ông làm cho UB Pháp luật của Gujarat, 58 tuổi nhưng con trai mới có 4 tuổi vì ông bảo ông muốn chăm sóc bố mẹ mình đến khi họ chết rồi mới lập gia đình.
Kết bạn ở nhà hàng |
Đi bộ chừng 5 phút thì vào đến khu chung cư, vào thang máy lên lầu 4 thì vào đến nhà của quý ông kia. Ông mở cửa mời cả 3 vào nhà vì vợ và con trai đang ở nhà bố mẹ vợ. Ấn tượng đầu tiên là mặc dù ông ở giữa trung tâm của Ahmedabad nhưng chỗ nào cũng bẩn thỉu, lộn xộn, nền nhà cát dày chân. Ông dẫn đi thăm quan quanh nhà. Phòng bếp thì vô thiên lủng các loại nồi niêu xong chảo nhưng đầy cáu bẩn. Phòng ngủ y hệt cái ổ chuột! Phòng khách có 2 dãy ghế khá thoải mái nhưng đầy phân chim. WC bé tí tẹo ở chân cầu thang, cạnh nhà bếp, đối diện phòng ngủ. Phòng giặt ở ngoài hành lang phía trong. Chỗ nào cũng bụi bặm và bẩn.
Gian bếp bẩn thỉu của người bạn Gujarat |
Nói chuyện trong phòng khách |
Ngay sau đó là các màn biểu diễn rực rỡ đầy màu sắc và âm thanh vui nhộn của đủ các loại nhạc cụ của Ấn Độ. Không khí bắt đầu nóng lên. Các vũ công gắn các chuông nhỏ ở tay, eo và cổ chân nên mỗi bước nhảy của họ là các âm thanh vui nhộn vang lên. Âm thanh và ánh sáng của sân khấu chính cực đỉnh, không hề có một chút lỗi nào. 2 bên sân khấu chính là 2 màn hình cực lớn để dành cho khách mời ngồi ở 2 bên. Đoàn mình ngồi ở cánh gà phía phải nhưng có thể xem ở cả sân khấu lớn lẫn qua màn hình ở phía phải. Một buổi biểu diễn cực kỳ hoành tráng và cầu kỳ. Sau đó buổi biểu diễn kết thúc bằng màn đốt nến cầu nguyện – tất cả khách mời cùng đốt nến được chuẩn bị sẵn và lắc lư theo nhạc. Ngài Hon’ble Chief Minister và phu nhân cầm cả một khay nến chứ ko phải 1 cây nến như của khách mời. Màn cầu nguyện kết thúc thì đến phần bắn pháo hoa chừng 5 phút. Chương trình kết thúc lúc 10PM, ngài PM đứng dậy bắt tay tạm biệt các vị đại sứ, sau đó các vị ra về.
Đoàn mình phải chờ tầm nửa tiếng thì xe mới len lách đến được vì quá đông người. Về đến KS lúc hơn 11PM, bụng rỗng không vì gói biscuit mình mua hồi chiều đã bị các bạn ăn hết mà mình chưa kịp ăn cái nào.
Lại một điều mình thấy khó hiểu nữa là mấy bạn trong lớp ăn mặc khá khó hiểu. Khi đi thăm các cơ quan rất rất formal thì các bạn mặc 2 dây và ba lỗ hoặc mặc váy ngắn, trong khi đi dự Dance festival thì mặc kín mít (đặc biệt là Tati, Fatima và Kripa)! Tối nay có Khin mặc váy đẹp và phù hợp với festival. Suốt buổi lễ Francis và Mashayo khen mình Nice n beautiful – đúng là 2 bạn dẻo mỏ.
Little Mashayo bị mình gọi là Poor Mashayo khi cậu kể với mình (bằng cách viết tin nhắn trong điện thoại) về kỷ niệm nhớ đời với Khin. Hic hic… khổ thân cậu vì dám thử với 1 cô gái trinh trắng ở tuổi 33 như Khin! Chuyện này chắc không nên public thêm!
Ahmedabad ngày 08-10-2010
Hôm nay là ngày hoạt động cực kỳ mệt mỏi. Phải đi Anand từ 8AM. Ngủ dậy lúc 7AM chỉ kịp tắm rửa và uống 1 chai sữa nhỏ mua từ tối hôm trước. Mang theo thanh chocolate và gói snack lên xe để ăn lúc đói. 8AM xe bắt đầu đi Anand, giữa đường gặp 1 nhà hàng, xe dừng lại nửa tiếng cho mọi người ăn uống nhưng mình chỉ uống thêm 1 chai sữa nhỏ nữa. Ở đây mua sữa không dễ dàng như ở VN, sữa lại toàn đóng chai thủy tinh, cỡ 200ml nên mang đi khá bất tiện.
Đến ĐH Nông nghiệp Anand lúc 11.30, meeting ở phòng học một lúc rồi đi thăm một loạt các phòng labs của trường, từ phòng lab nuôi cấy mô, phòng lab chế biến thực phẩm, phòng lab sản xuất Bio-Diezel đến khu vườn cây thuốc.
Sau đó lên xe đi tiếp đến NM sữa Amul, lại meeting lại presentation, lại queries… mọi người đều mệt lừ và đói lả. 4PM mới chào tạm biệt NM sữa lớn nhất Ấn Độ, tạo công ăn việc làm cho 1 triệu nông dân. Sau đó cả đoàn ghé vào 1 khách sạn có biển Restaurant nhưng họ từ chối phục vụ vì đã quá giờ bữa trưa và chưa đến giờ phục vụ bữa tối. Loanh quanh cãi cọ, thuyết phục một hồi ko được, thầy Singh liền bảo tốt nhất là quay về Ahmedabad để ăn. Đi một lúc gặp hàng hoa quả thầy bảo lái xe dừng lại cho mọi người mua. Mình mua được mấy quả ổi và 4 quả trứng luộc – may quá lại có hàng trứng luộc ở Anand – chứ ở Ahmedabad thì chịu ko tìm thấy một nhà hàng Non-Veg nào cả. Dân ở đây gần 100% ăn chay nên họ không bán thịt cá gì hết. Về đến khách sạn là hơn 7PM. Gọi một suất cơm và 1 bát soup để ăn cùng mấy quả trứng. Có 1 bát cơm và 1 bát soup lõng bõng vài miếng carot, đậu cove hết gần 3 USD! Riêng tiền ăn ở đây cũng chiếm khá nhiều trong budget của mình rồi. Trong khi đó, trường tính toán rất chi là buồn cười khi chỉ có 10 ngày ở Campus mà bị trừ đi tới 8000 rs! Không biết lúc quay lại campus có thay đổi gì ở bữa ăn ko? Hay vẫn thịt gà trường diễn và khoai tây!
2 tuần đi tour study là 2 tuần cách biệt với thế giới bên ngoài vì mình ko thể vào mạng được. Ấn Độ mặc dù nổi tiếng về CNTT nhưng muốn nối mạng không hề dễ tí nào kể cả thành phố lớn như Ahmedabad và thành phố miền núi Jaipur! Gọi cho Dev thì thấy bác bảo đang ở Chennai và sẽ sang VN vào cuối tháng 10! Oh, một tin tốt đây. Không biết có thể nhờ Dev mang giúp 1 vali sách về cho mình ko? Vì máy bay chỉ cho mang tối đa 20kg, trong khi sách của mình đã chiếm khá nhiều rồi. Hi vọng gặp Dev sau khi quay lại Campus.
Hết 2 ngày ở Ahmedabad mà chưa đi khám phá chợ búa gì ở đây được. Mặc dù được giới thiệu là bang sạch nhất India nhưng đi trên đường thấy đầy rác rưởi và hệ thống vỉa hè có thể được coi là thứ xa xỉ ở Ấn Độ. Có lẽ một phần đất nước này còn quá nhiều người nghèo, quá nhiều người sống không nhà cửa ở ngoài đường phố. Ở đây, vào chỗ nào cũng chỉ thấy đàn ông làm việc, tối đến tầm hơn 8PM thì hiếm hoi mới thấy 1 bóng phụ nữ dù phố xá rất đông đúc. Vì phố xá bụi bặm ồn áo quá mức nên mình ko có hứng thú đi tìm hiểu thêm, cũng chả có nhiều hứng thú mua sắm như Madam Fatima. Tiền cũng không còn nhiều và mình không muốn lãng phí vào những thứ tầm phào. Có thể sẽ phải mua thêm khá nhiều quà cáp cho mọi người nhưng vẫn ngại cái khoản mang vác.
Đến ĐH Nông nghiệp Anand lúc 11.30, meeting ở phòng học một lúc rồi đi thăm một loạt các phòng labs của trường, từ phòng lab nuôi cấy mô, phòng lab chế biến thực phẩm, phòng lab sản xuất Bio-Diezel đến khu vườn cây thuốc.
Bên ngoài Đại học Anand |
2 tuần đi tour study là 2 tuần cách biệt với thế giới bên ngoài vì mình ko thể vào mạng được. Ấn Độ mặc dù nổi tiếng về CNTT nhưng muốn nối mạng không hề dễ tí nào kể cả thành phố lớn như Ahmedabad và thành phố miền núi Jaipur! Gọi cho Dev thì thấy bác bảo đang ở Chennai và sẽ sang VN vào cuối tháng 10! Oh, một tin tốt đây. Không biết có thể nhờ Dev mang giúp 1 vali sách về cho mình ko? Vì máy bay chỉ cho mang tối đa 20kg, trong khi sách của mình đã chiếm khá nhiều rồi. Hi vọng gặp Dev sau khi quay lại Campus.
Hết 2 ngày ở Ahmedabad mà chưa đi khám phá chợ búa gì ở đây được. Mặc dù được giới thiệu là bang sạch nhất India nhưng đi trên đường thấy đầy rác rưởi và hệ thống vỉa hè có thể được coi là thứ xa xỉ ở Ấn Độ. Có lẽ một phần đất nước này còn quá nhiều người nghèo, quá nhiều người sống không nhà cửa ở ngoài đường phố. Ở đây, vào chỗ nào cũng chỉ thấy đàn ông làm việc, tối đến tầm hơn 8PM thì hiếm hoi mới thấy 1 bóng phụ nữ dù phố xá rất đông đúc. Vì phố xá bụi bặm ồn áo quá mức nên mình ko có hứng thú đi tìm hiểu thêm, cũng chả có nhiều hứng thú mua sắm như Madam Fatima. Tiền cũng không còn nhiều và mình không muốn lãng phí vào những thứ tầm phào. Có thể sẽ phải mua thêm khá nhiều quà cáp cho mọi người nhưng vẫn ngại cái khoản mang vác.
Jaipur - Pink City - 03-06/10/2010
Ở Jaipur 4 ngày, đi thăm một số điểm tham quan nổi tiếng tại đây cũng như đi thăm các học viện, nhà máy sx đồ giấy mỹ nghệ, nhà máy sữa Jaipur. Tại NM sx đồ giấy mỹ nghệ, mình mua 1 cuốn sổ tay khá đẹp. Mấy bạn mua cả túi to đồ decoration. NM sữa thì rất rộng và sản lượng sữa rất lớn nhưng nhìn công nhân làm việc trong đó thấy không muốn uống sữa nữa. Sx sữa gì mà từ công nhân nhà máy đến NV phòng Lab ăn mặc lôi tha lôi thôi, bẩn thỉu, chả có đồ bảo hộ lao động gì hết. Phòng lab tồi tàn, các chai lọ hóa chất không được bảo quản theo đúng tiêu chuẩn an toàn gì hết, ko có khóa bảo vệ, cánh tủ lúc nào cũng mở. Phòng Lab còn có 1 máy điều hòa chảy nước lõng bõng. Từ trên cao nhìn xuống khu sản xuất thấy nước lênh láng trên nền nhà, mùi chua chua, thum thủm bốc lên, thật không còn muốn đụng đến sản phẩm của họ nữa.
Ở Jaipur có một số khu fort cũ của một số tộc trưởng xưa. Pháo đài nào cũng chiếm hẳn 1 dãy núi với hệ thống bảo vệ và quan sát xung quanh, nói chung là khá cầu kỳ và mất công sức để xây dựng. Amber fort là một trong các fort nổi tiếng và đẹp tuyệt.
Cái gì cũng rộng lớn và chắc chắn chứ không có cảm giác ọp ẹp, chật chội như ở VN. Các khu fort này được giữ khá tốt, hầu như còn nguyên vẹn, chỉ có những bức tường rêu nói lên tuổi tác của nó mà thôi.
TP Jaipur có 1 khu trung tâm là Pink City rất đẹp, nhưng độ bẩn và lộn xộn thì chả kém gì các địa điểm khác – điều đó làm giảm giá trị của Pink city đi rất nhiều. Lúc đứng lại chụp ảnh trước city palace, mấy cậu bán hàng ở đó bắt chuyện với mình và khi biết mình là người VN thì 1 cậu bảo hồi trước tao làm về du lịch nên tao biết về Hà Nội nhưng chưa từng gặp khách du lịch Việt Nam nào ở đây cả. Dân VN chúng mày không thích đất nước tao thì phải?! Mình trả lời là không phải là không thích Ấn Độ mà là chúng tao không đủ tiền để đi du lịch khắp Ấn Độ được, có thể một số người chỉ đến được một số thành phố trung tâm như Delhi hoặc Mumbai thôi. Một khu phố toàn màu hồng và được xây dựng theo cùng 1 chuẩn, cùng 1 décor là một khu mua bán sầm uất, chủ yếu là đồ vải vóc quần áo, giày dép và đồ trang sức.
Ngày mua sắm cuối cùng tại Jaipur, mình và chị Lusiwe đi tìm đồ da, chị bảo tao nhất định sẽ mua 1 cái túi da xịn, nhưng budget limit dưới 500rs. Đi mãi mới kiếm được cái túi ưng ý thì lại không phải là đồ da 100%, nhưng mình thích kiểu dáng và màu sắc của nó. Giá niêm yết là 430rs, nhưng trả 300 rs thì mua được. Quay lại mấy cửa hàng đầu tiên, chị Lusiwe mua 1 cái túi màu maron giá 500 rs. Mình mê dãy túi đó quá, chị Lusiwe kiểm tra chất lượng rồi bảo toàn đồ pure leather đấy, mày có thể mua. Cậu bán hàng cực kỳ nhiệt tình khi lấy hàng mấy chục cái túi xuống cho mình thử. Nếu có thể mang được thì mình có thể mua cả lố đó luôn vì tính ra giá VNĐ thì quá rẻ. Cuối cùng mua thêm 2 cái nữa, 1 cái small và 1 Medium, tổng cộng giá niêm yết là 1600 nhưng mình trả 1300rs thì bán. Bài học ở India là đừng tin các biển Fixed price – cứ trả giá thoải mái và bạn sẽ mua được giá tốt.
Ngoài Pink city thì còn có khá nhiều các shopping mall và market khác. Nhưng tìm cửa hàng internet thì cực khó. Chẳng hiểu họ operate các hoạt động business thế nào nếu không có internet. Vào 1 khu mua sắm sầm uất hỏi internet shop thì đượ chỉ xuống tầng hầm – là một shope của Alliance. Nhưng họ chỉ phục vụ cho người có residence proof, rồi thì ID card và thỉ có gói ít nhất 4 tiếng! Oh my God, tao chỉ có 1 tiếng ở đây và tao chả có residence proof lẫn ID card. Cuối cùng mong muốn vào mạng ở giữa 1 khu mua sắm lớn của Jaipur bị tan biến. Khách sạn mình ở cũng vậy, toàn thấy sổ sách viết tay, chả có máy tính gì hết. Tất cả vẫn còn dùng manual trong thời đại CNTT và mặc dù Ấn Độ là một đất nước tên tuổi trên bản đồ CNTT thế giới. Nhưng CNTT cũng chưa thể phổ biến tại các thành phố trên khắp Ấn Độ rộng lớn.
Thành phố này vẫn còn khá bảo thủ nên 99% số người làm việc tại các k/sạn nhà hàng, cửa hàng, chợ là nam giới. Khách sạn mình ở không có 1 bóng dáng phụ nữ nào hết. Các chợ cũng toàn chỉ có nam giới. Chỉ gặp một vài bà già bán đồ rau củ quả lúc chập tối ở vỉa hè. Người nghèo thì nghèo đến mức chỉ thấy có 1 mảnh vải quấn quanh người và ngủ ngoài vỉa hè, share không gian với chó, bò và khỉ! Trông những đứa trẻ con bé tí teo, đen nhẻm, bẩn thỉu được mẹ cho nằm bò ở vỉa hè hàng ngày làm tim mình thắt lại. Mà cảnh đó rất phổ biến ở đây, nhiều khi không dám nhìn ra ngoài nữa vì cảm giác nghẹn trong lòng khiến mình phải xịu cả mặt.
4 ngày ở Jaipur thì chị Lusiwe bị ngã trật tay, phải đeo băng suốt; Francis ốm 2 ngày ở lì trong khách sạn, Susiku ốm tiếp 1 ngày. Goodness phải nghỉ 1 ngày ở khách sạn, mặc dù ngày cuối cùng được đi shopping nửa ngày. Thế là sức khỏe của cả đoàn liên tiếp có vấn đề. Mình luôn có gắng tập yoga vào buổi sáng nếu có thể. 2 sáng ở Gaugarn đều gọi Sake dậy tập cùng. Mặc dù khu vườn không được yên tĩnh và sạch sẽ như Grand Hotel ở Agra nhưng mọi việc cũng ổn.
Trong sân khách sạn |
Chụp từ tường thành của Amber fort |
Cái gì cũng rộng lớn và chắc chắn chứ không có cảm giác ọp ẹp, chật chội như ở VN. Các khu fort này được giữ khá tốt, hầu như còn nguyên vẹn, chỉ có những bức tường rêu nói lên tuổi tác của nó mà thôi.
Trước Shri Lakshimi Narayan Temple |
TP Jaipur có 1 khu trung tâm là Pink City rất đẹp, nhưng độ bẩn và lộn xộn thì chả kém gì các địa điểm khác – điều đó làm giảm giá trị của Pink city đi rất nhiều. Lúc đứng lại chụp ảnh trước city palace, mấy cậu bán hàng ở đó bắt chuyện với mình và khi biết mình là người VN thì 1 cậu bảo hồi trước tao làm về du lịch nên tao biết về Hà Nội nhưng chưa từng gặp khách du lịch Việt Nam nào ở đây cả. Dân VN chúng mày không thích đất nước tao thì phải?! Mình trả lời là không phải là không thích Ấn Độ mà là chúng tao không đủ tiền để đi du lịch khắp Ấn Độ được, có thể một số người chỉ đến được một số thành phố trung tâm như Delhi hoặc Mumbai thôi. Một khu phố toàn màu hồng và được xây dựng theo cùng 1 chuẩn, cùng 1 décor là một khu mua bán sầm uất, chủ yếu là đồ vải vóc quần áo, giày dép và đồ trang sức.
Trước City Palace tại Pink City |
Buổi chiều ở Jaipur |
Ngày mua sắm cuối cùng tại Jaipur, mình và chị Lusiwe đi tìm đồ da, chị bảo tao nhất định sẽ mua 1 cái túi da xịn, nhưng budget limit dưới 500rs. Đi mãi mới kiếm được cái túi ưng ý thì lại không phải là đồ da 100%, nhưng mình thích kiểu dáng và màu sắc của nó. Giá niêm yết là 430rs, nhưng trả 300 rs thì mua được. Quay lại mấy cửa hàng đầu tiên, chị Lusiwe mua 1 cái túi màu maron giá 500 rs. Mình mê dãy túi đó quá, chị Lusiwe kiểm tra chất lượng rồi bảo toàn đồ pure leather đấy, mày có thể mua. Cậu bán hàng cực kỳ nhiệt tình khi lấy hàng mấy chục cái túi xuống cho mình thử. Nếu có thể mang được thì mình có thể mua cả lố đó luôn vì tính ra giá VNĐ thì quá rẻ. Cuối cùng mua thêm 2 cái nữa, 1 cái small và 1 Medium, tổng cộng giá niêm yết là 1600 nhưng mình trả 1300rs thì bán. Bài học ở India là đừng tin các biển Fixed price – cứ trả giá thoải mái và bạn sẽ mua được giá tốt.
Ngoài Pink city thì còn có khá nhiều các shopping mall và market khác. Nhưng tìm cửa hàng internet thì cực khó. Chẳng hiểu họ operate các hoạt động business thế nào nếu không có internet. Vào 1 khu mua sắm sầm uất hỏi internet shop thì đượ chỉ xuống tầng hầm – là một shope của Alliance. Nhưng họ chỉ phục vụ cho người có residence proof, rồi thì ID card và thỉ có gói ít nhất 4 tiếng! Oh my God, tao chỉ có 1 tiếng ở đây và tao chả có residence proof lẫn ID card. Cuối cùng mong muốn vào mạng ở giữa 1 khu mua sắm lớn của Jaipur bị tan biến. Khách sạn mình ở cũng vậy, toàn thấy sổ sách viết tay, chả có máy tính gì hết. Tất cả vẫn còn dùng manual trong thời đại CNTT và mặc dù Ấn Độ là một đất nước tên tuổi trên bản đồ CNTT thế giới. Nhưng CNTT cũng chưa thể phổ biến tại các thành phố trên khắp Ấn Độ rộng lớn.
Thành phố này vẫn còn khá bảo thủ nên 99% số người làm việc tại các k/sạn nhà hàng, cửa hàng, chợ là nam giới. Khách sạn mình ở không có 1 bóng dáng phụ nữ nào hết. Các chợ cũng toàn chỉ có nam giới. Chỉ gặp một vài bà già bán đồ rau củ quả lúc chập tối ở vỉa hè. Người nghèo thì nghèo đến mức chỉ thấy có 1 mảnh vải quấn quanh người và ngủ ngoài vỉa hè, share không gian với chó, bò và khỉ! Trông những đứa trẻ con bé tí teo, đen nhẻm, bẩn thỉu được mẹ cho nằm bò ở vỉa hè hàng ngày làm tim mình thắt lại. Mà cảnh đó rất phổ biến ở đây, nhiều khi không dám nhìn ra ngoài nữa vì cảm giác nghẹn trong lòng khiến mình phải xịu cả mặt.
4 ngày ở Jaipur thì chị Lusiwe bị ngã trật tay, phải đeo băng suốt; Francis ốm 2 ngày ở lì trong khách sạn, Susiku ốm tiếp 1 ngày. Goodness phải nghỉ 1 ngày ở khách sạn, mặc dù ngày cuối cùng được đi shopping nửa ngày. Thế là sức khỏe của cả đoàn liên tiếp có vấn đề. Mình luôn có gắng tập yoga vào buổi sáng nếu có thể. 2 sáng ở Gaugarn đều gọi Sake dậy tập cùng. Mặc dù khu vườn không được yên tĩnh và sạch sẽ như Grand Hotel ở Agra nhưng mọi việc cũng ổn.
Tại nhà hàng Nero's nổi tiếng ở Jaipur |
Ahmedabad 07-10-2010
Rời Jaipur đi Ahmedabad lúc 11PM, 06-10. Đợi ở nhà ga hơn 1 tiếng tàu mới khởi hành. Nhà ga nào cũng rộng lớn và có rất nhiều mái che, cầu vượt, vòi nước uống miễn phí cho hành khách. Chỉ có 1 cái thiếu đó là nhà vệ sinh. Mặc dù vậy, ga Jaipur có riêng 1 nhà nghỉ miễn phí dành riêng cho phụ nữ. Phụ nữ có thể vào đó nghỉ ngơi, ngủ, xem ti vi thư giãn trong lúc đợi tàu. Nhưng WC trong đó thì cũng cùng 1 standard như các WC khác ở đây, vừa hôi hám vừa bẩn thỉu.
Chuyến đi Ahmedabad trên tàu nằm máy lạnh. Nguyên việc tìm chỗ đã mất khá nhiều thời gian cho mọi người. Mấy bạn cứ phải kéo vali đi đi lại lại mấy lần mới tìm được giường của mình. Giường nằm khá hẹp nhưng khá dài chứ ko ngắn ngủn như giường nằm trên tàu S1. Khoang nằm có 1 dãy giường ngang và 1 dãy giường dọc, ở giữa có lối đi hẹp. Mỗi hành khách được phát 1 gối, 1 chăn khá rộng. 6AM được phục vụ trà sữa, 8AM được phục vụ bữa sáng với khá nhiều option. Một option dành cho khách quốc tế gồm 2 lát bánh mì sandwich, 1 trứng tráng có thêm vài hạt đậu hòa lan, 1 gói cheese, 1 gói Jam. Option dành cho khách nội địa thì thấy ko phải trứng tráng mà là 1 lát gì đó như thịt băm rán. Tât cả đều nóng sốt và khá ngon miệng. Sau đó còn được phát mỗi người 1 tờ The Times of India. Phục vụ đi lại dọn đồ ăn và rác rất nhanh nhẹn.
Đến Ahmedabad lúc 10.30AM, về khách sạn nhận phòng lúc 11.30AM. Madam Fatima có vẻ nóng nảy và chỉ muốn được ở riêng một mình, trong khi Kripa đã dành suất ở riêng. Lúc mình xách đồ vào phòng, chị ấy liền chạy ra nói với Dr. Singh là tại sao thầy ko cho tôi ở một mình? Dr. Singh lại phải giải thích một hồi rồi chị mới lại về phòng. Sau đó chị có vẻ rất giận dữ và buồn vì phải share phòng với mình! Chả hiểu thế nào. Dù share phòng với chị cũng khá stress, chị hay nói và nói chuyện liên tục. Lúc mình muốn ngủ chị vẫn nói chuyện hoặc gọi điện về cho gđ với giọng cực kỳ nặng nề, tiếng Arap nghe như cãi nhau. Lần đầu nghe chị gọi điện về nhà mình tưởng là chị giận dữ gì đó và cãi nhau với chồng nhưng khi hỏi là có gì không ổn hả? thì chị bảo mọi chuyện bình thường, tao nói chuyện bình thường đấy chứ. Oh my God!
Khách sạn có nhiều mạng wifi nhưng không thể connect được vì lý do an ninh. Tưởng có thể trả tiền mua thẻ wifi để vào mạng trong khách sạn nhưng hỏi receptionist thì được trả lời là không thể. Tối nay lại phải ra phố tìm internet shop để vào mạng check mail một chút vậy.
Tròn 1 tuần bị cách biệt với thế giới bên ngoài do không biết tin tức gì qua internet. Hôm qua nghe nói về vụ nổ kho pháo hoa ở Hà Nội mà phát hoảng. Không biết có thiệt hại gì nặng nề không và chắc là báo chí cũng sẽ bị chỉ đạo để close up tất cả thông tin phục vụ đại lễ 1000 năm tắc đường! Cũng may mà mình không ở nhà vào dịp này.
Chuyến đi Ahmedabad trên tàu nằm máy lạnh. Nguyên việc tìm chỗ đã mất khá nhiều thời gian cho mọi người. Mấy bạn cứ phải kéo vali đi đi lại lại mấy lần mới tìm được giường của mình. Giường nằm khá hẹp nhưng khá dài chứ ko ngắn ngủn như giường nằm trên tàu S1. Khoang nằm có 1 dãy giường ngang và 1 dãy giường dọc, ở giữa có lối đi hẹp. Mỗi hành khách được phát 1 gối, 1 chăn khá rộng. 6AM được phục vụ trà sữa, 8AM được phục vụ bữa sáng với khá nhiều option. Một option dành cho khách quốc tế gồm 2 lát bánh mì sandwich, 1 trứng tráng có thêm vài hạt đậu hòa lan, 1 gói cheese, 1 gói Jam. Option dành cho khách nội địa thì thấy ko phải trứng tráng mà là 1 lát gì đó như thịt băm rán. Tât cả đều nóng sốt và khá ngon miệng. Sau đó còn được phát mỗi người 1 tờ The Times of India. Phục vụ đi lại dọn đồ ăn và rác rất nhanh nhẹn.
Đến Ahmedabad lúc 10.30AM, về khách sạn nhận phòng lúc 11.30AM. Madam Fatima có vẻ nóng nảy và chỉ muốn được ở riêng một mình, trong khi Kripa đã dành suất ở riêng. Lúc mình xách đồ vào phòng, chị ấy liền chạy ra nói với Dr. Singh là tại sao thầy ko cho tôi ở một mình? Dr. Singh lại phải giải thích một hồi rồi chị mới lại về phòng. Sau đó chị có vẻ rất giận dữ và buồn vì phải share phòng với mình! Chả hiểu thế nào. Dù share phòng với chị cũng khá stress, chị hay nói và nói chuyện liên tục. Lúc mình muốn ngủ chị vẫn nói chuyện hoặc gọi điện về cho gđ với giọng cực kỳ nặng nề, tiếng Arap nghe như cãi nhau. Lần đầu nghe chị gọi điện về nhà mình tưởng là chị giận dữ gì đó và cãi nhau với chồng nhưng khi hỏi là có gì không ổn hả? thì chị bảo mọi chuyện bình thường, tao nói chuyện bình thường đấy chứ. Oh my God!
Khách sạn có nhiều mạng wifi nhưng không thể connect được vì lý do an ninh. Tưởng có thể trả tiền mua thẻ wifi để vào mạng trong khách sạn nhưng hỏi receptionist thì được trả lời là không thể. Tối nay lại phải ra phố tìm internet shop để vào mạng check mail một chút vậy.
Tròn 1 tuần bị cách biệt với thế giới bên ngoài do không biết tin tức gì qua internet. Hôm qua nghe nói về vụ nổ kho pháo hoa ở Hà Nội mà phát hoảng. Không biết có thiệt hại gì nặng nề không và chắc là báo chí cũng sẽ bị chỉ đạo để close up tất cả thông tin phục vụ đại lễ 1000 năm tắc đường! Cũng may mà mình không ở nhà vào dịp này.
Ngày 03-10-2010 tại Jaipur - Pink City
Dậy từ 4AM để đi Jaipur. Đang nằm mơ đánh mất chìa khóa phòng thì điện thoại réo ầm ĩ, phải mất mấy giây sau mới định thần được và thức dậy. Gọi cho Francis để đánh thức cậu. Bật đèn cho Kripa tỉnh ngủ. Sau đó vội vàng đánh răng rửa mặt, thay đồ và đi. Gọi mãi lễ tân để check out nhưng không ai nghe máy. Thế là cả đoàn cứ thế xách đồ lên xe ra ga tàu. Ra đến nơi thì đã thấy người của khách sạn đứng đó nói là phải trả thêm tiền vì một số phòng dùng đồ ăn đồ uống trong tủ lạnh. Quái quỷ cái cách làm tiền ở đây! Rõ ràng là cả mình và Kripa không hề đụng đến cái gì trong tủ lạnh mà nó nói là mình dùng 1 gói Chip và charge 45 rs. Không muốn cãi nhau vì sợ trễ tàu nên mọi người đành móc túi ra trả. Lần sau phải cảnh giác với các khách sạn khác mới được.
Chuyến tàu đi Jaipur không có đồ ăn như chuyến từ Delhi đi Agra. Tàu ở đây là loại 1,4m, dãy ghế 5 người ngồi thoải mái, lối đi rộng rãi. Tàu chạy rất êm chứ không kêu đinh tai nhức óc như tàu ở VN. Toa A.C cũng để nhiệt độ lạnh cóng y như tàu S1 vậy. Bà khách du lịch người TQ còn phải mặc áo khoác dày. Mọi người đều kêu lạnh. Có một điểm giống với tàu VN đó là WC thải thẳng xuống đường ray chứ không có bồn chứa! Điều này chắc tất cả các khách du lịch phương Tây đều thất kinh!
Cả chuyến tàu đi từ Delhi đến Agra và bây h là tàu đi từ Agra đến Jaipur đều chỉ thấy 2 bên đường là các ruộng lúa, ngô, mía và đay. Không nhìn thấy khu công nghiệp nào như dễ dàng thấy ở VN. Ruộng đồng rất bằng phẳng và có vẻ như không có nhiều nước lắm. Cò trắng, chim các loại rất phổ biển khắp các cánh đồng. Buổi sáng mà đi tàu thì gặp rất nhiều người ngồi “ị” ở 2 bên đường – morning exercise!
Đến Jaipur lúc 9AM, phải chờ ở sân ga một lúc vì ½ đoàn đã xuống ở ga xép trước đó 1 lúc – đúng là kỷ niệm khó quên. Về đến khách sạn Gaugaurn lúc 10.30AM – một khách sạn nhỏ và là của nhà nước nên mọi thứ đều cũ kỹ và bẩn thỉu. Trong lúc đợi nhận phòng mọi người vào tạm toilet tại tầng 1 thì phải bịt mũi chạy ra vì quá khủng khiếp. 11AM được phục vụ bữa sáng đặc biệt, cả đoàn ăn như chết đói, bánh mì, sữa, trứng lấy ra đến đâu là hết đến đó nên mẻ trứng sau đó toàn loại half cooked!
Share phòng với chị Fatima (yemen) nhưng phải đứng ngoài chờ một lúc vì chị phản đối Fatima (CR) và Akhin. Chị nói nếu chúng nó thích thì Micheal chuyển sang với Tati, còn Fatima chuyển sang với Duncan! Thậm chí tối đó chị còn đến phòng Sunil phản đối ầm ĩ, nói là tao là người hồi giáo, tao dậy cầu nguyện 3 lần/đêm, tao ko được phép cho ai nhìn thấy tao (ý là ko được nhìn thấy chị lúc chị ko mặc áo choàng dài và đội khăn kín mít), rồi thì tao sẽ gọi điện cho ĐSQ để report… Sunil cũng phát hoảng với chị này. Sau đó thì cũng chả có gì thay đổi hết, thực ra chị rất thích và quý mình nhưng chị sợ mình ko ngủ được lúc chị dậy cầu nguyện. Gặp Sunil ở buổi sáng hôm sau mình bảo tao sẽ nói chuyện và giải thích với Fatima, không phải lo lắng gì đâu. Sunil nói, phải có ai đó hy sinh (sacrify) để họ happy thế kia chứ! No problem, I can!
Chuyến tàu đi Jaipur không có đồ ăn như chuyến từ Delhi đi Agra. Tàu ở đây là loại 1,4m, dãy ghế 5 người ngồi thoải mái, lối đi rộng rãi. Tàu chạy rất êm chứ không kêu đinh tai nhức óc như tàu ở VN. Toa A.C cũng để nhiệt độ lạnh cóng y như tàu S1 vậy. Bà khách du lịch người TQ còn phải mặc áo khoác dày. Mọi người đều kêu lạnh. Có một điểm giống với tàu VN đó là WC thải thẳng xuống đường ray chứ không có bồn chứa! Điều này chắc tất cả các khách du lịch phương Tây đều thất kinh!
Cả chuyến tàu đi từ Delhi đến Agra và bây h là tàu đi từ Agra đến Jaipur đều chỉ thấy 2 bên đường là các ruộng lúa, ngô, mía và đay. Không nhìn thấy khu công nghiệp nào như dễ dàng thấy ở VN. Ruộng đồng rất bằng phẳng và có vẻ như không có nhiều nước lắm. Cò trắng, chim các loại rất phổ biển khắp các cánh đồng. Buổi sáng mà đi tàu thì gặp rất nhiều người ngồi “ị” ở 2 bên đường – morning exercise!
Đến Jaipur lúc 9AM, phải chờ ở sân ga một lúc vì ½ đoàn đã xuống ở ga xép trước đó 1 lúc – đúng là kỷ niệm khó quên. Về đến khách sạn Gaugaurn lúc 10.30AM – một khách sạn nhỏ và là của nhà nước nên mọi thứ đều cũ kỹ và bẩn thỉu. Trong lúc đợi nhận phòng mọi người vào tạm toilet tại tầng 1 thì phải bịt mũi chạy ra vì quá khủng khiếp. 11AM được phục vụ bữa sáng đặc biệt, cả đoàn ăn như chết đói, bánh mì, sữa, trứng lấy ra đến đâu là hết đến đó nên mẻ trứng sau đó toàn loại half cooked!
Share phòng với chị Fatima (yemen) nhưng phải đứng ngoài chờ một lúc vì chị phản đối Fatima (CR) và Akhin. Chị nói nếu chúng nó thích thì Micheal chuyển sang với Tati, còn Fatima chuyển sang với Duncan! Thậm chí tối đó chị còn đến phòng Sunil phản đối ầm ĩ, nói là tao là người hồi giáo, tao dậy cầu nguyện 3 lần/đêm, tao ko được phép cho ai nhìn thấy tao (ý là ko được nhìn thấy chị lúc chị ko mặc áo choàng dài và đội khăn kín mít), rồi thì tao sẽ gọi điện cho ĐSQ để report… Sunil cũng phát hoảng với chị này. Sau đó thì cũng chả có gì thay đổi hết, thực ra chị rất thích và quý mình nhưng chị sợ mình ko ngủ được lúc chị dậy cầu nguyện. Gặp Sunil ở buổi sáng hôm sau mình bảo tao sẽ nói chuyện và giải thích với Fatima, không phải lo lắng gì đâu. Sunil nói, phải có ai đó hy sinh (sacrify) để họ happy thế kia chứ! No problem, I can!
Ngày 02-10-2010 tại Agra - Thăm Taj Mahal nổi tiếng
Thức dậy lúc 6AM do Fatima gọi nhưng mình đặt đồng hồ lúc 6.15. Mình bảo để em ngủ thêm một lúc nữa. 6.15 dậy đi về phòng để thay đồ. Chị bảo tao cũng tập thể dục với mày. Thế nhưng 6.30 sang gọi cửa thì chị lại bảo thôi, tao mệt lắm, tao không tập nữa đâu. Xuống dưới sân không có ai, vào lễ tân gọi cho Sake. Cuối cùng chỉ có mình và Sake tập. Lượn sang cái bãi cỏ nhỏ ở phía trong của khách sạn để tập cho yên tĩnh. Bãi có vẫn còn mướt sương nên 2 anh em ngồi ở sân để tập. Mấy nhân viên khách sạn và một gia đình người Ấn ở ngay tầng 1 chắc rất ngạc nhiên khi thấy 2 người nước ngoài tập Yoga ngay ở khách sạn như thế. Vì sân betong khá cứng và không có thảm tập nên 2 anh em chỉ tập bài thở, bài tập tay và mấy bài tập đứng. Lúc về phòng thì lại thấy cái thảm (chùi chân) cực rộng ở ngay sảnh vào phòng hội thảo. Thế là 2 anh em chiếm luôn làm thảm tập để tập các bài nằm. Có vài khách đi sớm nhìn 2 anh em lạ lẫm. Sau đó thì thêm 1 bạn xuống chạy vòng quanh sân.
“Lướt” trên bãi cỏ mướt sương vào sáng sớm có cảm giác thật trong trẻo và thú vị. Cỏ mềm mượt dưới chân, sương mát dịu, có cảm giác như bước trên tấm thảm nhung được ướp lạnh vậy! Chơi đùa ở bãi cỏ gần nửa tiếng, thậm chí còn viết cả tên mình và tạo các vòng xoáy ốc trên cỏ. Thật thú vị! Cảm giác chưa bao giờ thấy dịu dàng và dễ chịu như thế. Cảm ơn Grand Hotel và bãi cỏ đẫm sương!
Về phòng tắm rửa rồi xuống ăn sáng. Khách sạn long lanh mà bữa sáng chỉ lèo tèo vài món y hệt như ở Campus – chỉ có cornflake, bánh mì sandwich, trứng rán, chappati, trà, café, và có thêm 2 món nước cam. That’s all!
9AM bắt đầu lên xe đi Fate Pur Sikri– một khu lăng tẩm cũ hoành tráng và lộng lẫy. Cả khu có màu đỏ trừ một khu thờ tự được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng. Người Ấn làm cái gì cũng hoành tráng và lộng lẫy, các khu thành có 1 điểm chung là được xây ở rất cao so với mặt đất. Trong khu thành cổ, tourguide giới thiệu về hậu cung của vua có 3 vợ thuộc 3 tôn giáo khác nhau và 300 cung tần. Giường của nhà vua cực rộng và được xây ở cách mặt đất khoảng 2m. Muốn đi ngủ phải trèo thang lên đó. Phòng cũng không quá rộng nhưng tường được xây rất dày và được bố trí rất hợp với thời tiết vừa nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Hệ thống phòng ốc được bố trí như một hệ thống điều hòa tự nhiên. Đi mỏi chân mới hết khu thành cổ và khu thờ tự. Khắp nơi là người bán hàng rong đeo bám du khách chào mời mua đồ mỹ nghệ và handmade. Mình bị mua hớ một đống vòng vèo với giá gấp 2-3 lần giá thật. Thế là trong có 2 ngày ở Agra, tiêu hết hơn 2000rs vào mấy thứ lặt vặt linh tinh. Hành lý lại nặng thêm kha khá với mấy thứ quần áo của Ộp, bưu thiếp, sách và đồ trang sức.
Rời khu thành cổ xe chở cả đoàn đi ăn trưa. Manul nói mọi người có đúng 40 phút cho bữa trưa trước khi thả cả đoàn xuống trước cửa tiệm Pizza Hut – khá phổ biến ở Ấn Độ. Một nhóm vào Pizza Hut, mình và một nhóm khác vào Costa coffee. Mua 1 cái bánh ngọt hết 64 rs, ăn xong ra mua chai nước và một túi chuối hết 30 rs là xong bữa trưa.
Gần 4PM thì vào đến Taj Mahal. Tất cả các xe du lịch đều phải đỗ cách đó hơn 1km, sau đó khách mua vé và được chở vào cổng bằng xe chạy điện. Kiểm tra an ninh ở đây rất nghiêm, tất cả khách phải qua scanning, sau đó kiểm tra body scan và kiểm tra túi. Hai dãy dài khách du lịch đứng chờ trước cổng. Dãy phụ nữ rất ít người trong khi dãy nam giới thì rất rất đông. Bảo Tati là ở đây chỗ nào cũng chỉ thấy đàn ông!
Taj Mahal có 3 cửa vào. Qua cổng là vào đến một sân rộng, sau đó qua 1 cổng chung nữa thì Taj Mahal hiện ngay ra trước mắt. Vẻ đẹp tráng lệ kiều diễm của Taj Mahal làm mọi người ngây ngất. Chen chân đứng chờ chụp ảnh ở ngay bậc đầu tiên. Sau đó đi vào phía trong, vừa đi vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền thoại của Taj Mahal. Một gia đình người Ấn đang tạo dáng nhấc cái tháp lên trông có vẻ chuyên nghiệp, mình nhờ bác chụp hộ 1 kiểu luôn. Thế là có 1 bức ảnh rất đẹp!
Đi vào phía trong gặp 1 nhóm học sinh và thanh niên Hồi giáo mặc lễ phục trắng. Họ hỏi có thể chụp ảnh cùng mình ko? Why not? Thế là mấy cậu thanh niên thay nhau cầm máy và chụp ảnh cùng mình.
Muốn vào khu sảnh chính, khách phải gửi giày dép ở ngoài hoặc phải bọc giày của mình bằng túi nilon để tránh làm bẩn khu thắng cảnh. Minh gửi dép rồi đi lên nhưng không muốn vào đó ngay mà đi lòng vòng xung quanh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của Taj Mahal từ xa trước khi vào phía trong. Vừa đi vừa nghĩ hẳn là tình yêu của vị vua đó với vợ mình cực kỳ lớn, cực kỳ sâu nặng mới đủ để xây nên tòa nhà cầu kỳ, tráng lệ với toàn đá hoa cương trắng được mang về từ Ý như thế. Trong khi thói đời các cặp vợ chồng thường “lost” tình yêu với nhau sau một gian chung sống. Hẳn là bà vợ có nhiều bí kíp giữ chồng thì mới giữ được trái tim của một người đàn ông vĩ đại có hàng trăm cung nữ trẻ đẹp xung quanh! Bí kíp của người phụ nữ đó như thế nào thì chắc cũng có nhiều người muốn biết như mình! Nhưng có thể nó đã được bà mang theo xuống mộ và bây giờ hàng triệu hàng triệu người ngày ngày đi vòng quanh nơi yên nghỉ của bà để mong tìm được câu trả lời.
Ước mơ một ngày nào đó sẽ đến thăm Taj Mahal của mình đã thành hiện thực. Không còn phải mơ mộng được ngắm vẻ tráng lệ của Taj Mahal nữa, giờ đây mình đã được tận mắt “capture” tất cả các chi tiết lộng lẫy của Taj Mahal. Và biết đâu, mình còn quay lại đây thêm nhiều lần nữa?!
(P/S: Thêm thông tin về Taj Mahal: Công trình lịch sử này được coi là biểu tượng của tình yêu bất diệt của đức vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtalz. Nhưng có thể ít người biết rằng:
1. Mumtaz là người vợ thứ 4 trong số 7 bà vợ của vua Shahjahan
2. Shahjahan đã giết chồng của Mumtaz trước khi cưới bà
3. Mumtaz chết khi sinh đứa con thứ 14!!!
4. Nhà vua sau đó đã cưới em gái của Mumtaz!!
“Lướt” trên bãi cỏ mướt sương vào sáng sớm có cảm giác thật trong trẻo và thú vị. Cỏ mềm mượt dưới chân, sương mát dịu, có cảm giác như bước trên tấm thảm nhung được ướp lạnh vậy! Chơi đùa ở bãi cỏ gần nửa tiếng, thậm chí còn viết cả tên mình và tạo các vòng xoáy ốc trên cỏ. Thật thú vị! Cảm giác chưa bao giờ thấy dịu dàng và dễ chịu như thế. Cảm ơn Grand Hotel và bãi cỏ đẫm sương!
Về phòng tắm rửa rồi xuống ăn sáng. Khách sạn long lanh mà bữa sáng chỉ lèo tèo vài món y hệt như ở Campus – chỉ có cornflake, bánh mì sandwich, trứng rán, chappati, trà, café, và có thêm 2 món nước cam. That’s all!
9AM bắt đầu lên xe đi Fate Pur Sikri– một khu lăng tẩm cũ hoành tráng và lộng lẫy. Cả khu có màu đỏ trừ một khu thờ tự được xây dựng bằng đá cẩm thạch trắng. Người Ấn làm cái gì cũng hoành tráng và lộng lẫy, các khu thành có 1 điểm chung là được xây ở rất cao so với mặt đất. Trong khu thành cổ, tourguide giới thiệu về hậu cung của vua có 3 vợ thuộc 3 tôn giáo khác nhau và 300 cung tần. Giường của nhà vua cực rộng và được xây ở cách mặt đất khoảng 2m. Muốn đi ngủ phải trèo thang lên đó. Phòng cũng không quá rộng nhưng tường được xây rất dày và được bố trí rất hợp với thời tiết vừa nóng vào mùa hè và lạnh vào mùa đông. Hệ thống phòng ốc được bố trí như một hệ thống điều hòa tự nhiên. Đi mỏi chân mới hết khu thành cổ và khu thờ tự. Khắp nơi là người bán hàng rong đeo bám du khách chào mời mua đồ mỹ nghệ và handmade. Mình bị mua hớ một đống vòng vèo với giá gấp 2-3 lần giá thật. Thế là trong có 2 ngày ở Agra, tiêu hết hơn 2000rs vào mấy thứ lặt vặt linh tinh. Hành lý lại nặng thêm kha khá với mấy thứ quần áo của Ộp, bưu thiếp, sách và đồ trang sức.
Rời khu thành cổ xe chở cả đoàn đi ăn trưa. Manul nói mọi người có đúng 40 phút cho bữa trưa trước khi thả cả đoàn xuống trước cửa tiệm Pizza Hut – khá phổ biến ở Ấn Độ. Một nhóm vào Pizza Hut, mình và một nhóm khác vào Costa coffee. Mua 1 cái bánh ngọt hết 64 rs, ăn xong ra mua chai nước và một túi chuối hết 30 rs là xong bữa trưa.
Gần 4PM thì vào đến Taj Mahal. Tất cả các xe du lịch đều phải đỗ cách đó hơn 1km, sau đó khách mua vé và được chở vào cổng bằng xe chạy điện. Kiểm tra an ninh ở đây rất nghiêm, tất cả khách phải qua scanning, sau đó kiểm tra body scan và kiểm tra túi. Hai dãy dài khách du lịch đứng chờ trước cổng. Dãy phụ nữ rất ít người trong khi dãy nam giới thì rất rất đông. Bảo Tati là ở đây chỗ nào cũng chỉ thấy đàn ông!
Ngồi cạnh hàng rào để chờ các quý ông vào sau |
Taj Mahal có 3 cửa vào. Qua cổng là vào đến một sân rộng, sau đó qua 1 cổng chung nữa thì Taj Mahal hiện ngay ra trước mắt. Vẻ đẹp tráng lệ kiều diễm của Taj Mahal làm mọi người ngây ngất. Chen chân đứng chờ chụp ảnh ở ngay bậc đầu tiên. Sau đó đi vào phía trong, vừa đi vừa chiêm ngưỡng vẻ đẹp lung linh huyền thoại của Taj Mahal. Một gia đình người Ấn đang tạo dáng nhấc cái tháp lên trông có vẻ chuyên nghiệp, mình nhờ bác chụp hộ 1 kiểu luôn. Thế là có 1 bức ảnh rất đẹp!
Taj Mahal tráng lệ từ phía xa - lúc này các hào không có nước |
Đi vào phía trong gặp 1 nhóm học sinh và thanh niên Hồi giáo mặc lễ phục trắng. Họ hỏi có thể chụp ảnh cùng mình ko? Why not? Thế là mấy cậu thanh niên thay nhau cầm máy và chụp ảnh cùng mình.
Chụp ảnh cùng các cậu học trò Hồi giáo |
Muốn vào khu sảnh chính, khách phải gửi giày dép ở ngoài hoặc phải bọc giày của mình bằng túi nilon để tránh làm bẩn khu thắng cảnh. Minh gửi dép rồi đi lên nhưng không muốn vào đó ngay mà đi lòng vòng xung quanh để chiêm ngưỡng vẻ đẹp lộng lẫy của Taj Mahal từ xa trước khi vào phía trong. Vừa đi vừa nghĩ hẳn là tình yêu của vị vua đó với vợ mình cực kỳ lớn, cực kỳ sâu nặng mới đủ để xây nên tòa nhà cầu kỳ, tráng lệ với toàn đá hoa cương trắng được mang về từ Ý như thế. Trong khi thói đời các cặp vợ chồng thường “lost” tình yêu với nhau sau một gian chung sống. Hẳn là bà vợ có nhiều bí kíp giữ chồng thì mới giữ được trái tim của một người đàn ông vĩ đại có hàng trăm cung nữ trẻ đẹp xung quanh! Bí kíp của người phụ nữ đó như thế nào thì chắc cũng có nhiều người muốn biết như mình! Nhưng có thể nó đã được bà mang theo xuống mộ và bây giờ hàng triệu hàng triệu người ngày ngày đi vòng quanh nơi yên nghỉ của bà để mong tìm được câu trả lời.
Ước mơ một ngày nào đó sẽ đến thăm Taj Mahal của mình đã thành hiện thực. Không còn phải mơ mộng được ngắm vẻ tráng lệ của Taj Mahal nữa, giờ đây mình đã được tận mắt “capture” tất cả các chi tiết lộng lẫy của Taj Mahal. Và biết đâu, mình còn quay lại đây thêm nhiều lần nữa?!
(P/S: Thêm thông tin về Taj Mahal: Công trình lịch sử này được coi là biểu tượng của tình yêu bất diệt của đức vua Shah Jahan dành cho hoàng hậu của ngài là Mahal Mumtalz. Nhưng có thể ít người biết rằng:
1. Mumtaz là người vợ thứ 4 trong số 7 bà vợ của vua Shahjahan
2. Shahjahan đã giết chồng của Mumtaz trước khi cưới bà
3. Mumtaz chết khi sinh đứa con thứ 14!!!
4. Nhà vua sau đó đã cưới em gái của Mumtaz!!
Chụp kiểu ảnh cuối cùng trước khi rời Taj Mahal - trời bắt đầu tối và nhưng vẫn còn du khách mới vào |
Ngày 01-10-2010- Bắt đầu cuộc hành trình 2 tuần vòng quanh Ấn Độ.
Khởi hành tại Niesbud lúc 4.30AM, đến ga trung tâm Delhi, lên tàu tốc hành đến Agra lúc 8.30AM. Lên xe vào khách sạn Grand Hotel nhận phòng lúc 9AM. Ngủ một lúc rồi tắm rửa, 11Am lên xe đến CTFI. Tatiana nói với mình là cô ấy cần làm việc khuya nên muốn mình chuyển sang phòng Madam Fatima nhưng Madam nhất định ko chịu, mặc dù Madam nói tao thích mày nhất ở đây nhưng tao không muốn nó làm bậy. Thế là cuối cùng vẫn share phòng như ở Campus. Phòng khách sạn khá đẹp nhưng là phòng double, nhà vệ sinh thì bẩn, toilet đầy cáu bẩn, phòng shower thì đầy vết bẩn trên tường – thậm chí nhà nghỉ ở Hà Nội chắc cũng sạch hơn ở đây. Khách sạn rất rộng nhưng chỉ xây có 2 tầng, phòng khá thoải mái.
CTFI là trung tâm chuyên đào tạo ngành giày tại đây. Họ sử dụng các công nghệ mới nhất để đào tạo chuyên ngành giày. Trong bài presentation của mình, Viện phó của viện này có giới thiệu một số mẫu giày mới do học viên của trường sáng tạo: Đôi thì có đế chất lòng – đi vừa êm vừa mát chân; đôi thì có thể kéo dãn thành free size; Đôi thì có gắn lá khô và các bức tranh vào bên trong. Học phí ở đây cũng khá rẻ tương đương với 50M VNĐ/ 2 năm gồm cả ăn ở trong khu nội trú.
Rời khỏi CTFI, xe chở cả nhóm đi ăn trưa ở CDI mall. Ăn trong Mc Donald rồi mua sắm trong khu mall một lúc. Khu mall rất rộng lớn nhưng chỉ lèo tèo một số cửa hàng ở tầng 1, tầng 2 có một số cửa hàng, từ tầng 3 trở lên không có shop nào. Cửa hàng nào cũng treo biển giảm giá nhưng thực ra giá cũng không hề rẻ. Mua cho ộp 1 áo và 1 váy ngắn hết 840 Rs. Mua thêm 1 cái quần ngắn ở cửa hàng Jockey, tay bán hàng nói là giá 500, mình hỏi thế bill đâu thì nó nói là máy in hỏng nên ko có bill. Mình tính hay tin người nên chả check lại giá ở mác, về nhà mới kiểm tra, hóa ra giá chỉ có 359 rs! Thế là mất toi 140 rs cho cái thằng bán hàng lừa đảo ở cửa hàng Jockey trong 1 shopping Mall to uỵch ở giữa Agra huyền thoại!
Bọn trẻ con ăn xin nhiều vô kể, đứa nào cũng đen đúa còi cọc. Nhưng Manul nói trước là không được cho tiền vì nếu cho 1 đứa thì sẽ có hàng chục đứa vây quanh. Nhìn bọn trẻ con rất đáng thương nhưng nói thật là sợ nhất chuyện bị đeo bám của cả chục đứa trẻ. Vào đến cổng Red Ford đã thấy sự hoành tráng, hùng vĩ của khu danh thắng này. Manul mua vé và dẫn cả nhóm vào. Đó là 1 khu thành cổ, cửa vào vẫn là cái cửa gỗ cuốn có thể kéo lên, bốn xung quanh là hào nước sâu. Cả khu thành màu đỏ, có một khu nhỏ lát đá màu trắng. Từ cửa sổ của tòa thành phía bờ sông Yumuna có thể nhìn thấy Taj Mahal ở phía xa. Ôi, Taj Mahal hùng vĩ, giấc mơ có thật của mình. Sáng mai sẽ là lịch đi thăm Taj Mahal.
Chỉ đi xung quanh khu thành cổ đã đủ mỏi chân, ra đến gần phía ngoài thấy bãi cỏ xanh mát, Goodness và mình nằm dài xuống bãi cỏ. Bầu trời xanh ngát ở phía trên. Hôm nay là một ngày nắng quá nắng, nhưng từ hôm sang đây mình quên tất cả các thứ mũ, nón, kem chống nắng,… lúc nào cũng đầu trần, tay trần, cháy nắng đen thui. Mặc dù thế thì mình vẫn có thể là người trắng nhất trong lớp. Không biết khi về VN sẽ thế nào? Vì ở đây toàn các bạn Châu Phi nên thấy mình trắng trẻo là đúng. Mà, sợ gì cháy nắng, chỉ sợ burntout!
Buổi tối đi ra bazzar với 5, 6 người nữa. Vào Domino’s Pizza để ăn Piza và Mì Ý. Tất cả hết 124 rs cho 1 hộp mì Ý nhỏ, loại Veg và 1 bread. Mình muốn ăn xong thì lượn 1 vòng ngoài phố qua các shop rất hấp dẫn nhưng mấy bạn lại muốn đi về. Thế là vào 1 hàng Internet check mail và viết email về cho Ỉn Ộp. 1 tiếng hết 40rs – bằng 1/3 giá ở khách sạn nhưng cũng đắt hơn 6 lần tại VN. Ngồi nói chuyện với cậu trông hàng net một lúc. Cậu nói là anh trai cậu đã từng đến VN và bảo đó là 1 nơi rất đẹp, cậu cũng muốn đến đó. Mình kêu là nhiều muỗi thì cậu bảo đó là India food! Rất thú vị.
Lượn lờ mấy cửa hàng quần áo giày dép một lúc thì thuê xe đạp kéo về khách sạn. Phải qua 3 người mới tìm được 1 người hiểu tí tiếng Anh là mình muốn về KS Grand. Cuối cùng 1 bác già đồng ý chở về với giá 10 rs = 4,5K VNĐ - quá rẻ mạt so với ở HN. Gần 10PM mà đường phố đã vắng hoe, vừa đi vừa sợ, nhưng cũng phần nào yên tâm vì thỉnh thoảng nhìn thấy 1 chú cảnh sát đứng ở cổng 1 khu nhà nào đó. Mất khoảng 5,7 phút thì về đến nơi. Lúc trả tiền lấy tờ 10 rs và một số xu lẻ đưa cho ông già. Ông già gật đầu cảm ơn rối rít. Vào đến phòng thấy Fatima CR đang ngồi hút thuốc, mùi khói thuốc khắp phòng. Alo cho Francis là tao đã về KS an toàn, ko phải lo cho tao. Một lúc thì Francis gõ cửa hỏi chìa khóa phòng tao đâu – hóa ra các bạn ko hiểu là ở KS mà đi ra ngoài thì đều phải gửi chìa khóa lại lễ tân! Cả Mashayo cũng cãi nhau với cậu giặt là vì lúc họ đến lấy đồ đi giặt là thì cậu ko hỏi giá, cứ tưởng free. Lúc trả đồ họ tính 10rs/áo/1 lần là. Cãi cọ 1 hồi làm cậu nhân viên KS đứng đực mặt ra, ko biết nói gì. Mình vác máy tính đi tìm phòng madam Fatima và hiện giờ đang ngồi trên giường của Madam vừa gõ vừa xem tivi. Madam ngồi bên cạnh vừa xem tivi vừa khoe ảnh con trai. Hic, bà mẹ nào cũng thích khoe con, kể cả con còn nhỏ hay con đã lớn đùng, đã cưới vợ và bỏ vợ - như cậu con lớn của Madam – mới 20 tuổi mà đã cưới vợ lúc vừa sang Trung Quốc học ĐH, và đã kịp bỏ cô gái TQ – bad woman – bây h đã thành người divorced. Massage chân cho Madam một lúc toát hết mồ hôi. 2 chị em đi ngủ, mỗi người 1 góc giường. Nhưng suốt đêm chị trằn trọc, thức dậy nhiều lần, có lần thức dậy còn gọi điện cho ai đó, có lẽ là gọi điện cho con trai. Thế là cả đêm ngủ không ngon.
CTFI là trung tâm chuyên đào tạo ngành giày tại đây. Họ sử dụng các công nghệ mới nhất để đào tạo chuyên ngành giày. Trong bài presentation của mình, Viện phó của viện này có giới thiệu một số mẫu giày mới do học viên của trường sáng tạo: Đôi thì có đế chất lòng – đi vừa êm vừa mát chân; đôi thì có thể kéo dãn thành free size; Đôi thì có gắn lá khô và các bức tranh vào bên trong. Học phí ở đây cũng khá rẻ tương đương với 50M VNĐ/ 2 năm gồm cả ăn ở trong khu nội trú.
Rời khỏi CTFI, xe chở cả nhóm đi ăn trưa ở CDI mall. Ăn trong Mc Donald rồi mua sắm trong khu mall một lúc. Khu mall rất rộng lớn nhưng chỉ lèo tèo một số cửa hàng ở tầng 1, tầng 2 có một số cửa hàng, từ tầng 3 trở lên không có shop nào. Cửa hàng nào cũng treo biển giảm giá nhưng thực ra giá cũng không hề rẻ. Mua cho ộp 1 áo và 1 váy ngắn hết 840 Rs. Mua thêm 1 cái quần ngắn ở cửa hàng Jockey, tay bán hàng nói là giá 500, mình hỏi thế bill đâu thì nó nói là máy in hỏng nên ko có bill. Mình tính hay tin người nên chả check lại giá ở mác, về nhà mới kiểm tra, hóa ra giá chỉ có 359 rs! Thế là mất toi 140 rs cho cái thằng bán hàng lừa đảo ở cửa hàng Jockey trong 1 shopping Mall to uỵch ở giữa Agra huyền thoại!
Bọn trẻ con ăn xin nhiều vô kể, đứa nào cũng đen đúa còi cọc. Nhưng Manul nói trước là không được cho tiền vì nếu cho 1 đứa thì sẽ có hàng chục đứa vây quanh. Nhìn bọn trẻ con rất đáng thương nhưng nói thật là sợ nhất chuyện bị đeo bám của cả chục đứa trẻ. Vào đến cổng Red Ford đã thấy sự hoành tráng, hùng vĩ của khu danh thắng này. Manul mua vé và dẫn cả nhóm vào. Đó là 1 khu thành cổ, cửa vào vẫn là cái cửa gỗ cuốn có thể kéo lên, bốn xung quanh là hào nước sâu. Cả khu thành màu đỏ, có một khu nhỏ lát đá màu trắng. Từ cửa sổ của tòa thành phía bờ sông Yumuna có thể nhìn thấy Taj Mahal ở phía xa. Ôi, Taj Mahal hùng vĩ, giấc mơ có thật của mình. Sáng mai sẽ là lịch đi thăm Taj Mahal.
Chỉ đi xung quanh khu thành cổ đã đủ mỏi chân, ra đến gần phía ngoài thấy bãi cỏ xanh mát, Goodness và mình nằm dài xuống bãi cỏ. Bầu trời xanh ngát ở phía trên. Hôm nay là một ngày nắng quá nắng, nhưng từ hôm sang đây mình quên tất cả các thứ mũ, nón, kem chống nắng,… lúc nào cũng đầu trần, tay trần, cháy nắng đen thui. Mặc dù thế thì mình vẫn có thể là người trắng nhất trong lớp. Không biết khi về VN sẽ thế nào? Vì ở đây toàn các bạn Châu Phi nên thấy mình trắng trẻo là đúng. Mà, sợ gì cháy nắng, chỉ sợ burntout!
Buổi tối đi ra bazzar với 5, 6 người nữa. Vào Domino’s Pizza để ăn Piza và Mì Ý. Tất cả hết 124 rs cho 1 hộp mì Ý nhỏ, loại Veg và 1 bread. Mình muốn ăn xong thì lượn 1 vòng ngoài phố qua các shop rất hấp dẫn nhưng mấy bạn lại muốn đi về. Thế là vào 1 hàng Internet check mail và viết email về cho Ỉn Ộp. 1 tiếng hết 40rs – bằng 1/3 giá ở khách sạn nhưng cũng đắt hơn 6 lần tại VN. Ngồi nói chuyện với cậu trông hàng net một lúc. Cậu nói là anh trai cậu đã từng đến VN và bảo đó là 1 nơi rất đẹp, cậu cũng muốn đến đó. Mình kêu là nhiều muỗi thì cậu bảo đó là India food! Rất thú vị.
Lượn lờ mấy cửa hàng quần áo giày dép một lúc thì thuê xe đạp kéo về khách sạn. Phải qua 3 người mới tìm được 1 người hiểu tí tiếng Anh là mình muốn về KS Grand. Cuối cùng 1 bác già đồng ý chở về với giá 10 rs = 4,5K VNĐ - quá rẻ mạt so với ở HN. Gần 10PM mà đường phố đã vắng hoe, vừa đi vừa sợ, nhưng cũng phần nào yên tâm vì thỉnh thoảng nhìn thấy 1 chú cảnh sát đứng ở cổng 1 khu nhà nào đó. Mất khoảng 5,7 phút thì về đến nơi. Lúc trả tiền lấy tờ 10 rs và một số xu lẻ đưa cho ông già. Ông già gật đầu cảm ơn rối rít. Vào đến phòng thấy Fatima CR đang ngồi hút thuốc, mùi khói thuốc khắp phòng. Alo cho Francis là tao đã về KS an toàn, ko phải lo cho tao. Một lúc thì Francis gõ cửa hỏi chìa khóa phòng tao đâu – hóa ra các bạn ko hiểu là ở KS mà đi ra ngoài thì đều phải gửi chìa khóa lại lễ tân! Cả Mashayo cũng cãi nhau với cậu giặt là vì lúc họ đến lấy đồ đi giặt là thì cậu ko hỏi giá, cứ tưởng free. Lúc trả đồ họ tính 10rs/áo/1 lần là. Cãi cọ 1 hồi làm cậu nhân viên KS đứng đực mặt ra, ko biết nói gì. Mình vác máy tính đi tìm phòng madam Fatima và hiện giờ đang ngồi trên giường của Madam vừa gõ vừa xem tivi. Madam ngồi bên cạnh vừa xem tivi vừa khoe ảnh con trai. Hic, bà mẹ nào cũng thích khoe con, kể cả con còn nhỏ hay con đã lớn đùng, đã cưới vợ và bỏ vợ - như cậu con lớn của Madam – mới 20 tuổi mà đã cưới vợ lúc vừa sang Trung Quốc học ĐH, và đã kịp bỏ cô gái TQ – bad woman – bây h đã thành người divorced. Massage chân cho Madam một lúc toát hết mồ hôi. 2 chị em đi ngủ, mỗi người 1 góc giường. Nhưng suốt đêm chị trằn trọc, thức dậy nhiều lần, có lần thức dậy còn gọi điện cho ai đó, có lẽ là gọi điện cho con trai. Thế là cả đêm ngủ không ngon.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)