Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011
Indian music - Âm nhạc Ấn Độ
Thứ Hai, 20 tháng 6, 2011
Saree - trang phục truyền thống Ấn Độ
Sari (Saree) là trang phục truyền thống của phụ nữ Ấn độ cũng như các nước Nam Á khác như Bangladesh, Nepal, Pakistan, Sri Lanka. Sari không phải là bộ váy được may hay khâu (unstitched) mà chỉ là tấm vải đơn giản, nhờ nghệ thuật quấn rất khéo léo mà trở thành một bộ trang phục tha thướt, quyến rũ. Sari không chỉ là một kiểu trang phục mà nó là một trang phục truyền thống, là biểu tượng phong cách sống của phụ nữ Ấn Độ.
Ngày nay, có tới hơn 80% phụ nữ Ấn thích mặc trang phục sari hơn là trang phục hiện đại, bởi vẻ quyến rũ gợi cảm rất riêng của loại trang phục truyền thống này. Ở các TP lớn thì có thể gặp khá nhiều các cô gái trẻ mặc trang phục hiện đại nhưng hầu như các phụ nữ đứng tuổi, lớp người lao động, tầng lớp thấp và các phụ nữ ở các vùng quê hầu hết chỉ mặc saree.Thoạt nhìn những người phụ nữ lao động chân tay trong trang phục saree cảm thấy thật bất tiện, làm sao có thể làm những viêc như bê, vác, quét dọn đươc thoải mái trong khi quấn trên mình hàng 5m vải, phần chân di chuyển rất hạn chế. Nhưng mà dường như họ hoàn toàn thoải mái và quen lao động trong trang phục đó rồi.
Khi phụ nữ Ấn mặc sari thì nó thể hiện được vẻ đẹp duyên dáng huyền bí riêng biệt của họ, cũng như phản ánh một bề dày truyền thống văn hóa.
Lịch sử ghi lại, sari được nhắc đến lần đầu tiên đó là trong sử thi của Ấn độ, và được xem là một di sản nghệ thuật có 5.000 năm tuổi.
Trong thời kỳ Hy Lạp cổ đại, sari được kết cấu từ hai mảnh vải dài, một mảnh dùng để quấn xung quanh cơ thể, trong khi mảnh còn lại thì vắt chéo ngang bán thân và vai. Phần cuối vải thừa có thể để buông hoặc vắt ra sau lưng.
Tuy nhiên, ngày nay, Saree gồm có petitcoat (váy lót), áo blouse, và tấm vải dài từ 5 đến 5,5 mét (thậm chí 9 -12 m!). Sari thường được trang trí bởi những đường nét thêu thùa, viền ren, hoa văn xinh xắn hoặc thậm chí là đính đá quý. Tất nhiên là những bộ saree như thế thường rất rất nặng! Phần eo được hở ra rất nhiều! Nhìn những cô gái gọn gàng mặc saree thì thực sự thấy quyến rũ, nhưng những phụ nữ luống tuổi thường rất rất to béo nên họ cũng khoe cả một mảng bụng núng nính đầy mỡ!
Sari có thể có nhiều màu sắc khác nhau. Trước đây, phụ nữ Ấn thường chỉ mặc áo sari một màu, tuy nhiên khi xã hội ngày càng phát triển thì màu sắc của sari ngày càng trở nên đa dạng, óng ánh và đường nét trang trí tinh xảo, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ.
Có một số tông màu đặc biệt thể hiện cho nền văn hóa Ấn đó là bà quả phụ thì thường mặc áo sari đơn giản màu trắng, không có trang sức. Nếu phụ nữ có thai thì cô ấy sẽ mặc sari màu vàng trong 7 ngày. Áo sari trong ngày cưới thường có thêu màu đỏ với những sợi vàng. Áo sari màu xanh lá của đạo Hồi và áo màu xanh da trời thì dành cho phụ nữ có đẳng cấp thấp trong xã hội.
Nhưng ngày nay, chỉ còn một số ít phụ nữ đi theo quy luật này. Mà điều quan trọng là người ta sẽ chọn vải áo sari đẹp và thời trang.
Sự tiện lợi của Sari là tạo cảm giác thoải mái cho người mặc. Hơn nữa có thể khoe được thân hình quyến rũ cũng như che đi được khuyết điểm trên cơ thể bạn gái.
Tại Ấn Độ, người đàn ông thường đảm nhiệm công việc may áo sari, bởi vì họ cho rằng đàn ông là người biết cách làm như thế nào để đẹp cho phụ nữ. Hai người thợ dệt vải có thể mất tới 7 tháng để may một chiếc áo sari chất lượng tốt. Hơn nữa người đàn ông cũng có thể làm công việc nhuộm và thêu thùa sari.
Thoạt nhìn đầu tiên thì dường như tất cả áo sari đều giống nhau nhưng thực chất có rất nhiều sari khác nhau. Phụ nữ Ấn ở tầng lớp trung lưu thì có hơn một trăm chiếc áo sari để mặc trong nhiều cơ hội khác nhau. Giá cả của Sari không rẻ nhưng một chiếc áo sari tốt thì không bao giờ mất màu hoặc bị phai. Nó có thể truyền từ đời này sang đời khác.
Đây là saree cưới: Được đính rất nhiều đá quý, các loại hạt trang trí bằng kim loại, thêu tay cầu kỳ, giá trị có thể lên đến nhiều ngàn USD tùy thuộc vào số trang sức gắn trên thân áo. Cái áo này đòi hỏi người mặc cũng phải đủ khỏe mạnh để khoác lên mình hàng chục kg!
Các cô gái chưa lập gia đình ở phía Nam Ấn Độ thời nay hay mặc haft-saree (pavadai) - được thiết kế bởi chiếc áo ngắn, váy dài tới chân và một miếng vải dài khoảng 2.5m đủ để một vòng bắt từ eo cho đến vai
Half saree ra đời nhằm để tạo cho các cô gái có một sự thỏai mái hơn khi mặc nó nhưng cũng tóat lên được một vẻ đẹp chín chắn từ chiếc saree truyền thống hơi một chút phức tạp. Thông thường pavadai là sự kết hợp của 2 màu tương phản từ áo, váy và mảnh vải. Và cũng giống như chiếc saree truyền thống, mảnh vải cũng được quấn xung quanh thắt lưng và kéo hết lên vai, thì nhìn chẳng khác gì một bộ saree thông thường
(Còn đây là phụ nữ Việt trong trang phục saree - chụp tại một tiệm trong Pink City- Jaipur. Cậu bán hàng nịnh nọt mãi nhưng cuối cùng thì ko mua, vì mua về không biết sẽ có dịp nào để mặc, trong khi giá của nó cũng không hề rẻ!)
Thứ Sáu, 3 tháng 6, 2011
Nên mang quà gì khi đi du học?
vừa có ý tưởng để viết cái này, hi vọng những bạn chuẩn bị đi du học, đi training ở nước ngoài có thể tham khảo để món quà mình mang đi vừa có ý nghĩa quảng bá hình ảnh VN vừa có độ phổ cập cao.
Tuy chưa có đi lại nhiều nhưng theo quan sát và suy luận thì như thế này:
- Hầu như những ngày đầu tiên của các khóa training, khóa học mà có tính chất quốc tế một tí, có nhiều học viên từ các quốc gia khác nhau thì sẽ có các bài country presentation (xem lại bài cũ). Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước mình, ngoài việc đưa ra những thông tin chung và ý nghĩa nhất, các bạn nên đưa kèm thêm một số sản phẩm tiêu biểu của đất nước mình, theo đúng tiêu chuẩn: Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một nếm mà!
- Nếu là nữ: Hãy mặc áo dài truyền thống - truyền thống đúng nghĩa chứ chớ dại mà mặc mấy cái áo "quạ đen" trông như phù thủy! Nam thì có thể măc đồ tây bình thường, cầu kỳ thì chơi quả áo tứ thân, khăn xếp đảm bảo không đụng hàng.
- Khi nói đến các sp export chính của VN: Hãy show ra một vài gói cafe, hay hộp chè, hay một túi gạo nhỏ, thêm một dúm hạt tiêu, hạt cafe nguyên hột càng hay. Nếu có 2 người thì 1 người present, một người mang các sp đó đi mời các participant còn lại, đảm bảo sẽ tạo được ấn tượng cực mạnh về đất nước mình.
(Tôi tiếc là không được ai chỉ dẫn cho mình trước khi mình đi nên chỉ mang theo mấy hộp omai, haizz...). Hoặc trong các teabreak, hãy nhờ các servicemen giúp mình pha trà, hoặc cafe mang theo, ăn kèm với hạt điều muối chẳng hạn. Hoặc bạn nhờ nhà bếp rán một ít bánh phồng tôm để mời các bạn thì còn gì hơn nhỉ? Tình yêu đi qua dạ dày mà!
Hi vọng gợi ý này có thể giúp các bạn chuẩn bị đi du học, đi training nước ngoài thêm ý tưởng khi chuẩn bị hành trang trước khi lên đường .
Tuy chưa có đi lại nhiều nhưng theo quan sát và suy luận thì như thế này:
- Hầu như những ngày đầu tiên của các khóa training, khóa học mà có tính chất quốc tế một tí, có nhiều học viên từ các quốc gia khác nhau thì sẽ có các bài country presentation (xem lại bài cũ). Để đạt được hiệu quả cao nhất trong việc quảng bá hình ảnh của đất nước mình, ngoài việc đưa ra những thông tin chung và ý nghĩa nhất, các bạn nên đưa kèm thêm một số sản phẩm tiêu biểu của đất nước mình, theo đúng tiêu chuẩn: Trăm nghe không bằng một thấy, trăm thấy không bằng một sờ, trăm sờ không bằng một nếm mà!
- Nếu là nữ: Hãy mặc áo dài truyền thống - truyền thống đúng nghĩa chứ chớ dại mà mặc mấy cái áo "quạ đen" trông như phù thủy! Nam thì có thể măc đồ tây bình thường, cầu kỳ thì chơi quả áo tứ thân, khăn xếp đảm bảo không đụng hàng.
- Khi nói đến các sp export chính của VN: Hãy show ra một vài gói cafe, hay hộp chè, hay một túi gạo nhỏ, thêm một dúm hạt tiêu, hạt cafe nguyên hột càng hay. Nếu có 2 người thì 1 người present, một người mang các sp đó đi mời các participant còn lại, đảm bảo sẽ tạo được ấn tượng cực mạnh về đất nước mình.
(Tôi tiếc là không được ai chỉ dẫn cho mình trước khi mình đi nên chỉ mang theo mấy hộp omai, haizz...). Hoặc trong các teabreak, hãy nhờ các servicemen giúp mình pha trà, hoặc cafe mang theo, ăn kèm với hạt điều muối chẳng hạn. Hoặc bạn nhờ nhà bếp rán một ít bánh phồng tôm để mời các bạn thì còn gì hơn nhỉ? Tình yêu đi qua dạ dày mà!
Hi vọng gợi ý này có thể giúp các bạn chuẩn bị đi du học, đi training nước ngoài thêm ý tưởng khi chuẩn bị hành trang trước khi lên đường .
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)