Trang

Thứ Tư, 26 tháng 1, 2011

Yoga - Không khó như bạn tưởng!

Nếu bạn thử làm một phép search trên google về yoga hay lướt qua hàng dãy dài sách về yoga ở các hiệu sách thì bạn có thể phát hoảng với các tư thế yoga uốn dẻo kinh người như các diễn viên uốn dẻo vậy. Và không ít người đã nghĩ là làm sao mà mình có thể tập như thế được! môn đó không dành cho người “cứng xương” như mình! Nhưng thực tế không phải vậy. Sau khi được training ở Delhi, do chính thầy Ấn Độ dạy, thì mình thấy rằng Yoga có rất nhiều tư thế từ dễ đến khó và hầu như ai cũng có thể tập được. Nhưng vấn đề là tư thế nào thì phù hợp với bạn, và  lưu ý là với những người có tiền sử về xương khớp (nhất là các vấn đề khớp lưng, khớp hông), tim mạch, huyết áp, phụ nữ ở một số thời điểm cần thông báo cho người hướng dẫn để được tư vấn bài tập phù hợp và chỉ dẫn những chống chỉ định.
Môn yoga có nguồn gốc từ Ấn Độ hơn 6.000 năm trước. Yoga có nghĩa là sự kết hợp hoặc hoà hợp. Hoà hợp giữa thể xác, tình cảm và trí tuệ, giữa bản thân và môi trường và cuối cùng là giữa "cái tôi" và vũ trụ. Như vậy Yoga hướng đến những vấn đề đạo đức và tâm linh. Tuy nhiên ngày nay Yoga được nhiều người biết đến như một phương pháp thể dục khá hoàn hảo giúp người tập vô hiệu hoá stress. Mặt khác, nếu quan niệm "tuổi già là một quá trình xơ cứng" thì những động tác Yoga có giá trị làm mềm dẽo cơ thể, duy trì sự trẻ trung thon thả và linh hoạt.
ĐẶC ĐIỂM CỦA CÁC ĐỘNG TÁC YOGA
Các tư thế Yoga thường được gọi là ASANAS. Từ ASANAS hàm nghĩa là nhưng tư thế thoải mái (easy postures). Sự thoải mái không phải đợi đến một thời gian sau khi tập mà có thể cảm nhận được ngay sau khi thực hành mỗi động tác. Đây là điều khác biệt cơ bản giữa các bài tập Yoga và một số phương pháp thể dục thể thao khác. Nếu các phương pháp thể dục thông thường chú tâm phát triễn cơ bắp và sức mạnh bằng những động tác nhanh, mạnh và liên tục thì ngược lại các hoạt động Yoga được thực hành chậm rãi, mềm dẻo phối hợp với nhịp thở sâu và thời gian nghỉ ngơi giữa mỗi tư thế.
Các động tác Yoga dễ thấy nhất là những tư thế vặn người, cúi gập hoặc kéo giãn cơ thể. Những động tác này nhằm gây sức căng thích hợp trong một thời gian nhất định trên một nhóm cơ, khớp hoặc dây chằng, đặc biệt là đối với những vùng "ngoan cố", những nơi mà sinh hoạt thường ngày không đủ tác động tới như vùng cổ, vùng vai, vùng bụng. Sự căng giãn này làm gia tăng lưu lượng máu được chuyển tải đến từng tế bào, từng cơ quan kể cả các mạch máu ngoại biên khiến ta có cảm giác ấm người, cảm giác năng lượng lan toả dễ đưa cơ thể vào tình trạng thư giãn sâu sau đó. Sau mỗi Asanas người tập nên giữ cơ thể ở tư thế xác chết để có thể cảm nhận và gặt hái trọn vẹn lợi ích thư giãn sâu của mỗi tư thế.
Để đạt được sự dẻo dai như thế này, người tập chăm chỉ phải mất hàng năm, bắt đầu từ những động tác dễ
 Những tư thế Yoga cũng gây ra sức ép trên những cơ quan nội tạng và các tuyến nội tiết có tác dụng xoa bóp nội tạng và điều hoà việc xuất tiết các kích thích tố qua đó có thể tăng cường chuyển hoá, kiểm soát những cảm xúc và làm cân bằng tâm lý. Khi được thực hành nhuần nhuyển, các Asanas sẽ làm mạnh cơ bắp, làm giảm các dây chằng bị căng cứng, kích thích tuần hoàn huyết, hoạt hoá các khớp và nhất là làm cho cột sống được dẽo dai, điều kiện cần thiết để cơ thể giữ được sự trẻ trung linh hoạt. Tính chung có đến hàng ngàn Asanas khác nhau. Có tài liệu nói đến 50 ngàn tư thế. Tuy nhiên không cần thiết phải tập tất cả các tư thế. Tùy theo nhu cầu và điều kiện cơ thể riêng, mỗi người chỉ cần tập môt số động tác nhất định. Một số tư thế phổ thông hữu ích cho sức khoẻ có thể mang lại sự hài hoà giữa body, mind and soul mà mọi người đều có thể tập luyện được.
Với người bắt đầu tập thì nên tập thật chậm để tránh trẹo gân, sai khớp hoặc những tổn thương khác. Nếu tập luyện đều đặn, qua thời gian, cơ, khớp sẽ linh hoạt dần và sức khỏe được nâng cao.
Các lợi ích của Yoga:
  • Tăng sự linh hoạt cho cơ thể: Yoga có tác dụng đến tất cả các khớp. Thậm chí những vị trí tưởng chừng không thể hoạt động riêng rẽ. Những bài yoga từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp các khớp xương của bạn hoạt động linh hoạt, nhịp nhàng hơn. Chính vì vậy sẽ giúp bạn trở nên nhanh nhẹn, tháo vát hơn.
  • Tăng độ bôi trơn các khớp, dây chằng và gân: Thật đáng ngạc nhiên khi những cơ quan cứng nhắc tưởng chừng không dịch chuyển được lại trở nên dẻo dai,linh hoạt. Câu trả lời đó là đằng sau những bài tập yoga. Những động tác yoga thoạt nhìn có vẻ không liên quan đến nhau nhưng thật tế chúng là một thể thống nhất, Đó là một sự kết hợp hoàn hào để kích thích các tuyến hoạt động mạnh hơn. Đặc biệt là tuyến bôi trơn ở các khớp.
  • Mát-xa toàn bộ cơ thể: có lẽ yoga là loại hình duy nhất có thể mát-xa tất cả các tuyến nội bộ và các cơ quan trong cơ thể một cách toàn diện. Thậm chí với những tuyến khó bị kích thích từ bên ngoài như tuyến tiền liệt, yoga vẫn phát huy tác dụng một cách tối ưu. Các động tác của yoga tác động lên từng bộ phận khác nhau trong cơ thể. Nhờ vậy mà các cơ quan lần lượt được kích thích và mát-xa, giúp cơ thể tránh xa bệnh tật cũng như nguy cơ phát bệnh và rối loạn.
  • Bằng cách nhẹ nhàng căng cơ và khớp cũng như mát-xa các cơ quan khác nhau, yoga đảm bảo cung cấp tối đa lượng máu cho các cơ quan trong cơ thể. Giúp cơ thể thải các chất độc hại ra bên ngoài. Có tác dụng tích cực trong việc ngăn ngừa lão hóa,tạo năng lượng giúp người tập yêu đời, sảng khoái hơn.
  • Cải thiện cơ bắp: Với những cơ bắp không rắn chắc, bị nhão, chảy xệ, yoga sẽ giúp loại bỏ phần mỡ dư thừa,mang lại cho bạn cơ bắp rắn chắc,khỏe mạnh
Các lưu ý khi tập Yoga:
·         Giữ cơ thể sạch sẽ trước khi tập asana (ít nhất cũng nên rửa mặt mũi, chân tay).
Nên tập ở nơi không khí lưu thông tốt, không có khói bụi,
 nhưng không nên tập ngoài trời, bởi điều đó có thể khiến cơ thể phải hứng gió đột ngột và do vậy có thể cảm lạnh. 
N   Khi tập bất cứ tư thế nào, nếu bạn cảm thấy uncomfortable thì nên dừng lại ngay, relax và chuyển sang động tác khác.
·         Nên mặc đồ vừa vặn khi tập.
·         Nên tập asana trên một tấm thảm hoặc chiếu. Không nên tập asana trên nền đất trống bởi như vậy có thể bị cảm lạnh.
·         Chỉ tập asana khi lỗ mũi trái hoặc cả hai lỗ mũi đều thông: không tập asana khi hơi thở chỉ qua lỗ mũi phải.
·         Nên ăn thức ăn tinh khiết.
·         Không tập asana khi bụng đầy. Chỉ tập asana từ hai tiếng rưỡi đến ba tiếng sau bữa ăn.
·         Sau khi thư giãn ở tư thế xác chết, không tiếp xúc ngay với nước trong vòng tối thiểu là 10 phút.
·         Nếu phải đi ra ngoài sau khi tập asana khi nhiệt độ cơ thể chưa hạ xuống mức bình thường, hoặc nếu nhiệt độ trong phòng khác với nhiệt độ bên ngoài cần mặc quần áo cẩn thận khi ra ngoài. Nếu có thể, hãy hít sâu vào khi ở trong phòng và thở ra khi đi ra ngoài. Làm như vậy sẽ tránh được cảm lạnh.
·         Nếu bạn bị đau (cảm cúm...) không nên tập asana.
·         Hầu hết các tư thế căng giãn đều ảnh hưởng tới tử cung nên những phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc trong vòng 6 tháng trước và sau khi sanh không nên tập ngoại trừ tư thế xác chết.
NHŨNG ĐIỂM BẤT LỢI CỦA YOGA
Giống như bất kỳ phương pháp luyện tập nào khác, yoga có thể là có lợi với người này nhưng chưa chắc đã có lợi với người khác. Xin đề cập những điểm bất lợi của yoga cho tất cả những ai đã, đang và có dự định tập yoga nên quan tâm các điểm này để tránh điều có hại cho bản thân.
1. Không có hiệu quả với người lười biếng

Tập luyện yoga đòi hỏi sự chậm rãi, cẩn thận và chính xác trong từng động tác. Vì vậy để có thể luyện tập yoga có hiệu quả người tập cần phải có sự nhẫn nại, kiên trì.

Ngay các văn bản cổ xưa của yoga cũng nói rằng môn này không thể đạt hiệu quả đối với những người phàm tục, lười biếng. Tất cả mọi người hiện đang luyên tập hay có dự định luyện tập yoga cần phải tâm niệm chú ý rằng tập yoga không phải là một trò chơi ở phòng khách hay một trào lưu nhất thời, càng không thể tập theo ý thích nhất thời hay theo ý muốn của người khác.

Tất cả các nguyên tắc rèn luyện của yoga đều phải tuân thủ đúng nên cần nhìn vào bản thân mà lựa chọn, và khi đã lựa chọn thì cần phải quyết tâm thực hiện tới cùng.

2. Gây hại cho trẻ em

Tập luyện yoga là cả một quá trình gồm luyện thở, luyện asana và luyện trí. Việc luyện tập này đòi hỏi người tập phải tập trung được ý chí và năng lực của bản thân bằng những động tác chậm rãi và trong không gian tĩnh lặng.

Vì vậy, yoga thật sự không thích hợp với trẻ nhỏ và thiếu niên dưới 15 tuổi, nếu tập luyện chỉ nên hướng dẫn giới hạn các em ở các phương pháp tập thở và cách ăn uống vệ sinh để giữ gìn sức khoẻ.

3. Ảnh hướng tới cơ bắp

Vì tập các asana, tất cả các khớp xương, cột sống và cơ thể đều phải vận động theo tư thế khó khăn hơn theo tư thế thông thường. Nếu người tập yoga vận động sai tư thế thì sẽ không chỉ ảnh hướng tới cơ bắp mà còn ảnh hưởng tới các khớp xương thậm chí có ảnh hưởng tới nhiều cơ quan trong cơ thể như hệ tiêu hoá, tuần hoàn…

Mặc dù những ảnh hưởng này có thể phục hồi được tuy nhiên việc chữa trị không phải là dễ dàng, có thể tốn thời gian và tất nhiên là cũng sẽ ảnh hưởng ít nhiều tới sức khoẻ.

4. Ảnh hưởng tới tiềm thức và hệ thần kinh

Như đã đề cập ở phần trên, trong yoga, để thành công, ngoài việc tập các asana, thì yếu tố quan trọng nhất là tập thở và tập trí. Trong tập tư thế, việc vận động sai chỉ có hại tới xương và cơ bắp và có thể phục lại hồi được.

Nhưng trong luyện thở việc luyện tập không chỉ đơn giản là vận động cơ thể, mà là việc tập trung toàn bộ sự chú ý của mình vào luyện thở thật chính xác, hít vào thì phải căng bụng lên thở ra thì phả thót bụng laị.

Việc này tưởng chừng như rất đơn giản nhưng trên thực tế việc có thể giữ nhịp thở đều đặn theo đúng quy tắc luyện tập không hề dễ dàng.

Đối với việc tập trí cũng vậy, theo yoga tâm trí là yếu tố quan trọng nhất trong cơ thể, là nơi điều khiển hoạt động của các bộ phận chiết xuất hormone giúp cơ thể sinh trưởng và phát triển cũng như ngăn chặn mọi bệnh tật. Tập trí là việc tập luyện giúp cho trí não có thể điều khiển một cách chủ động các tuyến nội tiết và luân xa tiết ra hormone.

Vì vậy, việc tập sai sẽ ảnh hưởng tới tiềm thức,
hệ thống thần kinh và dẫn đến những tác hại khôn lường như trầm cảm, ám ảnh, tẩu hoả nhập ma, bệnh thần kinh… Và không ai có thể đảm bảo hay khẳng định về việc phục hồi của những bệnh liên quan đến tâm trí của con người.

5. Ảnh hưởng gây chết người

Trong trường hợp người tập đã đi tới cảnh giới cao nhất của việc tập luyện yoga có nghĩa là đã có thể tác động sâu tới tiềm thức của bản thân tức là đã tìm được chìa khoá của bản thân nhưng không thoát ra được tức là không mở cửa được và không thể tỉnh lại, họ sẽ chết.

6. Ảnh hưởng tới người bị bệnh

Cơ thể con người được cấu tạo khác nhau và khả năng trí tuệ cũng như năng lự tập trung ý chí của mỗi người cũng không hề giống nhau, do đó các asana cần được chỉ dẫn riêng biệt cho từng người.

Chẳng hạn, tư thế cây nến không thích hợp với người bị đau lưng, bệnh tim mạch, huyết áp thấp,
đau đầu. Vì vậy, sẽ rất nguy hiểm khi tập yoga mà không có sự hướng dẫn chỉ bảo cặn kẽ của các nhà chuyên môn y tế hay thể thao.

7. Phấn khích quá đà

Có nhiều người gấp gáp tập luyện do muốn đạt hiệu quả nhanh hoặc tự tăng thời gian tập luyện gấp đôi nên sau một thời gian bị rơi vào tình trạng quá phấn khích. Hậu quả dẫn đến mất ngủ, tâm trạng bồn chồn, hay la mắng, cáu gắt.

1 nhận xét: